Suy giãn tĩnh mạch chân xảy ra khi chức năng dẫn máu về tim của hệ thống tĩnh mạch ở chân bị suy giảm. Từ đó, lâu ngày sẽ gây tình trạng máu ứ đọng tạo thành các mạng lưới máu chằng chịt ngay bên dưới da rất dễ nhìn thấy. Ngoài ra, bệnh cũng kèm theo các triệu chứng như tê chân, nhức mỏi chân, chân nặng nề, phù chân, có cảm giác châm chích như kiến bò...
Biến chứng nguy hiểm nhất của suy giãn tĩnh mạch chân là hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và các cục máu đông này có khả năng sẽ chạy về tim gây tắc động mạch, dẫn đến đột tử. Do đó, để phòng chống căn bệnh này và bảo vệ sức khỏe tốt hơn thì bạn cần tuân thủ cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sau.
Cân nặng quá mức là một trong những nguyên nhân dễ gây suy giãn tĩnh mạch. Bởi khi trọng lượng cơ thể tăng quá mức sẽ gây ra áp lực không nhỏ cho đôi chân. Để ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả thì bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống, tăng cường rau xanh và trái cây, hạn chế thức ăn dầu mỡ, thức uống có cồn, nước ngọt có ga. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng là cách kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Những người không uống đủ nước mỗi ngày thì hiệu quả tuần hoàn máu trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những người tiêu thụ một lượng nước đầy đủ. Nước là chất lỏng rất quan trọng giúp thúc đẩy dòng chảy của máu thuận lợi hơn, do đó bạn nên lưu ý uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì bạn cũng có thể đổi khẩu vị bằng nước trái cây, trà, nước chanh...
Đi giày dép thoải mái, rộng và có đế mềm sẽ góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên tránh đi giày cao gót bởi giày quá cao có thể làm suy yếu các van điều chỉnh sự lưu thông máu qua tĩnh mạch, từ đó dễ dẫn đến sự suy giãn và viêm. Vì thế, hạn chế đi giày cao gót là tốt nhất. Nếu có đi thì giày cũng không nên quá 5cm bạn nhé.
Những chiếc quần ôm thời trang hiện nay có thể là nguyên nhân lớn gây ra suy giãn tĩnh mạch ở chân. Bởi những chiếc quần này gây cản trở sự lưu thông máu khiến máu dồn ứ và gây bệnh dễ hơn.
Do đó, để phòng ngừa bệnh hiệu quả thì bạn nên hạn chế các loại quần ôm bó sát người. Nếu có mặc cho đẹp dáng thì khi về nhà cần thay ngay để đôi chân được bảo vệ tốt hơn.
Nếu bạn đã và đang bị suy giãn tĩnh mạch chân hoặc tính chất công việc của bạn có nguy cơ cao gây bệnh như ngồi nhiều, đứng lâu thì bạn cần tập thói quen này. Khi bạn nằm hoặc ngồi thì nên dùng vật gì đó kê chân cho cao hơn một chút. Hoặc thậm chí bạn có thể giơ thẳng chân lên cao vài phút để cải thiện sự lưu thông máu, máu chảy về tim tốt hơn, giúp hạn chế suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Nguồn: Steptohealth