Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Trung Quốc, trong số 360 triệu trẻ em của nước này thì có khoảng 3 triệu trẻ mắc bệnh thận. Hơn nữa, trẻ em bị suy thận mãn tính vẫn đang tăng với tốc độ 13% mỗi năm. Tiểu Hào cũng là một trong số đó, cậu bé bị suy thận mãn tính, nhiễm độc niệu và buộc phải ghép thận mới có thể duy trì cuộc sống bình thường khi mới 8 tuổi.
Ảnh minh họa
Tiểu Hào sống cùng bố mẹ tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Phụ huynh cho biết bắt đầu cảm thấy con trai mình hay chán ăn, ngứa da, vùng mặt mà chủ yếu là mí mắt có vẻ hơi sưng từ khoảng gần nửa năm trước khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, không nghĩ đó là dấu hiệu bệnh tật nên họ chỉ ép con đi ngủ sớm hơn và thay đổi thực đơn để bồi bổ cho bé.
Cho đến một ngày, cậu bé nói với mẹ rằng cảm thấy rất đau bụng, còn đau cả bộ phận sinh dục khi đi tiểu. Mẹ của Tiểu Hào kiểm tra và phát hiện con trai mình tiểu ra máu, trong nước tiểu cũng có rất nhiều bọt trắng khác lạ, ngay lập tức đưa con đến Bệnh viện đa khoa Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc).
Sau khi kiểm tra, bác sĩ cũng phải giật mình bởi giá trị creatinin trong máu của Tiểu Hào cao tới hơn 1000 µmol/l. Trong khi chỉ số này ở trẻ em, trẻ sơ sinh thường không vượt quá ngưỡng 26 - 106 µmol/l, nữ giới trưởng thành là 44 - 97 µmol/l và nam giới trưởng thành là 53 - 106 µmol/l. Tức là thận của cậu bé đã bị tổn thương rất nghiêm trọng, bị suy thận mạn đã lâu và đang trong tình trạng nhiễm độc niệu vô cùng nguy hiểm.
Bác sĩ Khoa Thận tại bệnh viện giải thích thêm, khi chỉ số creatinin đạt mức 130 µmol/l tức là đã bị suy thận nhẹ, từ 130 - 3000 µmol/l là suy thận mức độ vừa. Mức độ nặng nằm trong khoảng trên 300 - 900 µmol/l, khi chỉ số creatinin ở trên mức 900 µmol/l được coi là suy thận giai đoạn cuối. Chưa kể, xét nghiệm máu còn chỉ ra Tiểu Hào có chỉ số đường huyết rất cao, cùng lúc mắc tiểu đường tuýp 2.
Mặc dù được cấp cứu kịp thời, vượt qua nguy kịch của nhiễm độc niệu nhưng việc điều trị về lâu dài của cậu bé lại khiến cả gia đình lẫn bác sĩ đau đầu. Với trường hợp của Tiểu Hào, chạy thận nhân tạo vẫn có thể duy trì sự sống. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe, lứa tuổi của cậu thì chạy thận không phải là phương án tối ưu. Theo các bác sĩ, buộc phải ghép thận càng sớm càng tốt mới có thể đảm bảo được cuộc sống, sinh hoạt và sự phát triển thể chất của cậu bé.
Giống như bất kỳ bậc phụ huynh nào khác, khi nghe tin dữ về bệnh tình của con mình, bố mẹ Tiểu Hào bắt đầu gào khóc thảm thiết. Họ không dám tin con trai mình mới 8 tuổi lại mắc phải căn bệnh khủng khiếp đến như vậy.
Mẹ cậu bé còn liên tục cho rằng bệnh viện đã chẩn đoán sai, vì con trai cô còn quá nhỏ lại được chăm sóc tốt, gia đình không có tiền sử di truyền bệnh tật gì. Cho đến khi thực hiện điều tra bệnh sử, cô lại một lần nữa òa khóc khi biết nguyên nhân đến từ một loại nước Tiểu Hào uống mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Hóa ra Tiểu Hào rất mê nước ngọt có ga đóng chai. Bố mẹ bận rộn công việc, ít có thời gian bên cạnh con nên không theo dõi việc ăn uống sát sao. Hơn nữa, bản thân họ cũng muốn bù đắp cho con trai bằng cách mua cho con những gì nó muốn, cho cậu bé tiền tiêu vặt mỗi ngày. Cứ như vậy, Tiểu Hào bắt đầu hình thành thói quen uống nước ngọt có ga thay nước lọc. Một ngày cậu thường uống khoảng 3 chai, nếu ăn nhiều món có nước, cảm thấy ít khát hơn thì sẽ uống 2 chai.
Bác sĩ tiết niệu Liu Chunyu cho biết, rất nhiều người cho rằng đồ uống có ga, nước ngọt không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế thì đây là là thói quen xấu gây ra rất nhiều bệnh tật nguy hiểm, bao gồm cả suy thận.
Bởi vì chúng chứa nhiều axit với độ pH cao, trong khi thận là cơ quan điều chỉnh độ pH của cơ thể. Khi nước ngọt có ga liên tục được nạp vào, thận cũng sẽ liên tục phải làm việc quá sức để cố gắng cân bằng pH cho cơ thể. Lâu ngày khó tránh khỏi suy giảm chức năng và mắc bệnh.
Đặc biệt, nước ngọt có ga nói riêng và các loại nước ngọt đều chứa hàm lượng đường fructose cao. Khi uống thường xuyên sẽ gây cản trở nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân hủy purine. Đây là nguyên nhân khiến lượng axit uric trong cơ thể tích tụ nhiều hơn và dẫn đến bệnh thận (phổ biến như sỏi thận, suy thận) bệnh gout, bệnh lý tim mạch, tổn thương khớp và mô trong cơ thể.
Ông cũng chia sẻ thêm, với trường hợp của Tiểu Hào, các triệu chứng suy thận xuất hiện muộn và cũng khó phát hiện. Bởi khả năng bù trừ của thận rất mạnh, bệnh nhân lại là trẻ em nên chưa có kiến thức về bệnh lý, không nhận thức được tầm nghiêm trọng của các triệu chứng. Đến khi bệnh chuyển biến rất nặng, dẫn tới nhiễm độc niệu mới phát hiện thì việc điều trị đã trở nên vô cùng khó khăn. Phương pháp chạy thận nhân tạo suốt phần đời còn lại cũng không tối ưu, buộc phải ghép thận càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, uống nhiều nước ngọt có ga còn gây bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch, loãng xương, bệnh răng miệng… Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo không nên uống chúng thường xuyên, không uống quá 300ml một ngày kể cả với người trưởng thành. Đặc biệt là không dùng nước ngọt, nước ngọt có ga thay thế cho nước lọc.
Nguồn và ảnh: Sohu, Asia One, ETtoday