Ăn xong chiếc bánh mì kẹp thịt, cô gái bỗng nghẹt thở, yếu tứ chi, không phải nghẹn hay ngộ độc thực phẩm, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân ai cũng có thể bất ngờ gặp phải

Mỹ Diệu, Theo Thanhnienviet.vn 00:00 20/08/2024
Chia sẻ

Khi vào phòng cấp cứu, cô gái 28 tuổi có nhiều ban đỏ trên mặt, thân và tay chân, nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa và các triệu chứng khó chịu điển hình khác.

Ngày 18/8 vừa qua, con nhỏ ngã bệnh, phải nhập viện nên cô Chu (28 tuổi, Trung Quốc) chỉ vội vàng ăn chiếc bánh mì kẹp thịt cho no bụng rồi tiếp tục chạy đôn đáo đi làm nhiều thủ tục thăm khám cho con. Sau khi chạy xung quanh vài lần, cảm giác nghẹt thở bỗng ập đến với cô Chu. Cô ngay lập tức giao con cho gia đình, rồi bỗng chân tay bủn rủn ngã ra đất. Nhận thấy biểu hiện lạ của cô Chu, các bác sĩ nhanh chóng đưa cô vào phòng cấp cứu.

Lúc này, cô Chu có nhiều ban đỏ trên mặt, thân và tay chân, nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa và các triệu chứng khó chịu điển hình khác. Dựa trên tiền sử bệnh lý, chế độ ăn uống và hoạt động trước đây của cô, người ta cho rằng cô Chu bị dị ứng với lúa mì sau khi chơi thể thao (hoạt động cường độ cao).

Ăn xong chiếc bánh mì kẹp thịt, cô gái bỗng nghẹt thở, yếu tứ chi, không phải nghẹn hay ngộ độc thực phẩm, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân ai cũng có thể bất ngờ gặp phải- Ảnh 1.

Bác sĩ điều trị cho cô Chu cho biết: "Dị ứng lúa mì sau khi chơi thể thao là phản ứng dị ứng đòi hỏi sự phối hợp liên tục của hai hành động 'ăn' và 'di chuyển' trong thời gian ngắn để gây ra dị ứng" đối với protein gliadin và glutenin trong lúa mì. Dị ứng chủ yếu xảy ra do tập thể dục vất vả hoặc hoạt động cường độ cao ngay trong vòng 2 giờ sau khi ăn những thực phẩm đó. Nếu bạn chỉ tiêu thụ thực phẩm lúa mì mà không tập thể dục/vận động cường độ cao thì dị ứng sẽ không xảy ra.

Nguyên nhân là do cô Chu ăn một chiếc bánh mì kẹp thịt có thành phần lúa mì và sau đó chạy đôn đáo trong bệnh viện để lo làm thủ tục cho con nên protein lúa mì không tiêu hóa được sẽ xâm nhập vào máu qua đường tiêu hóa, kích hoạt và tăng cường hoạt động của các tế bào viêm nhạy cảm khiến da và hệ thống niêm mạc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo ra phản ứng dị ứng ở hệ hô hấp và tim mạch. Khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, có thể xảy ra hiện tượng khó chịu ở hệ tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy... điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tim mạch và mạch máu não, dẫn đến giảm thể tích máu như giảm huyết áp, sốc, suy nhược và gây hại cho hệ thần kinh.

Cô Chu được điều trị triệu chứng và chống dị ứng, ngay lập tức, tình trạng chóng mặt và nghẹn họng của cô biến mất, hầu hết các vết ban đỏ và mẩn ngứa trên cơ thể cũng giảm bớt.

Bác sĩ nhắc nhở, mặc dù dị ứng lúa mì sau khi chơi thể thao là không quá phổ biến nhưng không nên đánh giá thấp sự nguy hiểm của nó. Ngoài tập thể dục hoặc hoạt động thể chất là những tác nhân đồng khởi phát phổ biến nhất, việc uống rượu hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng tương tự.

Vì chúng ta không biết bản thân mình có bị hiện tượng này (dị ứng lúa mì sau khi chơi thể thao) hay không nên cần hết sức cẩn thận. Những người gặp phải triệu chứng dị ứng trên cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu có cảm giác nghẹn họng, tức ngực, khó thở hoặc ý thức lơ mơ, bạn nên gọi cấp cứu.

Nguồn và ảnh: QQ, Healthline

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày