Thức dậy với dấu hiệu bất thường ở mắt, người phụ nữ đi khám, choáng váng khi nghe 2 chữ “đột quỵ”

Mộc Miên, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 21:57 17/11/2024
Chia sẻ

Bà Vương Hân (68 tuổi, ở Hàng Châu, Trung Quốc) đến bệnh viện khám trong tình trạng mắt phải tối đen, không thể nhìn rõ.

Bà Vương Hân, sống ở Lâm Bình, Hàng Châu, Trung Quốc chia sẻ buổi sáng ngày nhập viện, khi thức dậy, bà phát hiện mắt phải của mình tối đen, không thể nhìn thấy mọi vật xung quanh.

“Lúc đầu tôi nghĩ chỉ cần nghỉ ngơi một lúc mắt sẽ ổn định. Tuy nhiên, vài giờ sau, mắt phải tôi vẫn không nhìn thấy gì. Tôi nhận thấy vấn đề ở mắt nghiêm trọng nên đã đến Khoa mắt của Bệnh viện Đông Tây Y ở Lâm Bình để thăm khám và điều trị", bà Vương chia sẻ.

Bác sĩ Phạm Hiểu Tĩnh làm việc tại bệnh viện đã thăm khám cho bà Vương và bước đầu chẩn đoán bà bị tắc động mạch trung tâm võng mạc, tình trạng giống với đột quỵ mắt.

Bà Vương vô cùng choáng váng khi nghe thấy 2 chữ “đột quỵ” nhưng bà cũng nhanh chóng bình tĩnh hỏi lại bác sĩ: “Đột quỵ mắt? Bình thường tôi chỉ nghe thấy đột quỵ não, mắt cũng có thể bị đột quỵ ư?”

Bác sĩ Phạm Hiểu Tĩnh giải thích đột quỵ mắt là một thuật ngữ trong y khoa. Đột quỵ mắt xảy ra khi động mạch võng mạc bị tắc nghẽn do cục máu đông. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bong võng mạc, tăng nhãn áp thần kinh, mù lòa.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ Phạm Hiểu Tĩnh đã tiến hành sử dụng thuốc làm tan cục máu đông kết hợp xoa bóp cùng mắt để cải thiện lưu thông máu và điều trị cho bệnh nhân. Sau khi điều trị, thị lực của bà Vương đã được cải thiện. Tuy nhiên, do quá trình bà Vương đến khám muộn, bỏ qua khung giờ vàng nên thị lực của mắt phải bị suy giảm, không thể hồi phục hoàn toàn.

Thức dậy với dấu hiệu bất thường ở mắt, người phụ nữ đi khám, choáng váng khi nghe 2 chữ “đột quỵ”- Ảnh 1.

Bà Vương được chẩn đoán mắc đột quỵ mắt. (Ảnh minh họa, nguồn: Mid Ohio Eyes).

Theo bác sĩ, đột quỵ mắt thường xảy ra với người trung niên, người cao tuổi hoặc những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, tăng nhãn áp, bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu cao. Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý rằng ai cũng có thể có nguy cơ bị đột quỵ ở mắt, do đó mọi người không được chủ quan khi thấy các triệu chứng bất thường.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mắt

Đột quỵ mắt thường không gây đau, người bệnh chủ yếu bị mất thị lực ở một mắt khi thức dậy vào buổi sáng hoặc bị suy giảm thị lực trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Theo đó, các triệu chứng khi bị đột quỵ mắt bao gồm:

- Mất toàn bộ hoặc một phần thị lực. Những thay đổi về thị lực thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

- Tầm nhìn bị hạn chế.

- Nhìn mờ hoặc nhìn thấy hình ảnh bị bóp méo.

- Thấy các vùng tối (điểm mù) ở nửa trên hoặc nửa dưới của tầm nhìn.

- Nhìn thấy các vật thể trôi nổi hoặc chớp sáng.

Bác sĩ Phạm Hiểu Tĩnh khuyến cáo, khi thấy mắt xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mọi người nên đến viện kiểm tra sớm để điều trị kịp thời và hạn chế nguy cơ gặp biến chứng nặng.

Thức dậy với dấu hiệu bất thường ở mắt, người phụ nữ đi khám, choáng váng khi nghe 2 chữ “đột quỵ”- Ảnh 2.

Mất toàn bộ hoặc một phần thị lực có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mắt. (Ảnh: Vision Center)

Phòng ngừa đột quỵ mắt

Bác sĩ Phạm Hiểu Tĩnh cho biết mọi người có thể giảm nguy cơ mắc đột quỵ mắt bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát các bệnh lý nền (nếu có). Cụ thể như sau:

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều đường để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, từ đó phòng ngừa đột quỵ mắt.

- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

- Nếu mắc bệnh tiểu đường, mọi người cần cố gắng giữ lượng đường trong máu ổn định, tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

- Theo dõi và kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu để hạn chế nguy cơ mắc đột quỵ mắt.

- Đi kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần.

- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày