Nếu bạn ăn một số gia vị không đúng cách, chúng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
1. Dầu hào: cần bảo quản trong tủ lạnh
Dầu hào chứa hơn 18 loại axit amin, cũng như nhiều loại khoáng chất, nguyên tố vi lượng, este, axit hữu cơ và các chất khác. Sau khi mở và để ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài, quá trình oxy hóa và phân hủy sẽ dễ dàng xảy ra, điều này không chỉ tạo điều kiện sinh sản tuyệt vời cho vi sinh vật trong môi trường mà còn có thể tạo ra nhiều loại độc tố, trong đó nổi tiếng nhất là chất gây ung thư aflatoxin.
Nếu dầu hào trở nên loãng hơn so với trạng thái nhớt ban đầu và dễ chảy ra ngoài, điều đó có nghĩa là dầu hào đã bị hỏng. Vì vậy, dầu hào sau khi mở nắp phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp và tiêu thụ càng sớm càng tốt.
2. Muối: tiêu thụ tối đa 5g mỗi ngày
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ tối đa 5g muối mỗi ngày.
Áp suất thẩm thấu cao của muối, việc ăn quá nhiều có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thậm chí gây viêm dạ dày và loét dạ dày trong trường hợp nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều muối và muối thường chứa lượng lớn nitrat, nitrit. Trong điều kiện thích hợp trong dạ dày, chúng có thể kết hợp với các amin trong thực phẩm tạo thành hợp chất nitrosamine, sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư ruột.
3. Đường tinh luyện: không quá 25g mỗi ngày
Đường tinh luyện là loại đường ăn được cực kỳ tinh khiết sau một loạt quá trình xử lý hóa học, bao gồm đường trắng, đường nâu, glucose, siro fructose... Việc tiêu thụ một lượng lớn đường tinh luyện trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến mức độ nội tiết của cơ thể, gây kháng insulin, béo phì và dẫn đến ung thư vú. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày cũng tăng cao.
Nên giảm lượng đường tinh luyện trong cuộc sống hàng ngày. Lượng đường tiêu thụ hàng ngày của mỗi người phải được kiểm soát trong vòng 50g, tốt nhất là không quá 25g.
4. Dầu: không dùng nấu đi nấu lại nhiều món
Khi dầu được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các axit béo chuyển hóa và các sản phẩm oxy hóa dầu độc hại. Khi bạn tiếp tục sử dụng loại dầu này để nấu ăn ở nhiệt độ cao, các chất gây ung thư sẽ tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, dầu ăn để trong bao bì lớn, mở nắp càng dễ bị oxy hóa. Nhiều người thậm chí còn có thói quen đặt dầu ăn ngay cạnh bếp nấu. Môi trường nhiệt độ cao lâu ngày sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa dầu. Tốt nhất bạn nên mua những chai dầu ăn nhỏ vừa đủ ăn, bảo quản trong hộp kín, tránh ánh sáng, không trộn lẫn dầu cũ và dầu mới.
5. Gừng: gừng đông lạnh và gừng thối không được ăn
Chất curcumin có trong gừng không chỉ có tác dụng chống khối u và chống đột biến đáng kể mà còn có thể cải thiện bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận không ăn gừng đông lạnh hoặc thối, vì khi gừng thối sẽ sản sinh ra safrole, một hợp chất hữu cơ có độc tính cao, có thể gây thoái hóa và hoại tử tế bào gan, từ đó gây ung thư gan.
6. Tỏi, giấm: người có vấn đề về dạ dày không nên ăn quá nhiều
Tỏi có tính kích ứng cao nên những người bị loét dạ dày và những người bị đau đầu, ho, đau răng và các bệnh khác không nên ăn tỏi. Người bị áp xe phổi, trĩ không nên ăn tỏi trong thời gian dài.
Đối với những người bị loét dạ dày và những người mắc chứng tăng tiết axit, tiêu thụ quá nhiều giấm sẽ khiến tình trạng của họ trở nên trầm trọng hơn. Những người bị viêm thận và chấn thương xương cũng không nên ăn.
Nguồn và ảnh: QQ