Khởi nghiệp streamer từ năm 2011, PewDiePie ban đầu stream một số game offline đang hot trên Twitch và YouTube. Sau một thời gian, vì không thu hút được nhiều người xem nên anh thử làm video theo dạng reaction, bình luận về một trò chơi. Quyết định này đã giúp sự nghiệp của PewDiePie sang một trang mới.
PewDiePie, ông vua content trên YouTube
Biểu cảm hài hước của PewDiePie chính là thứ giúp anh hái ra tiền. Tính đến thời điểm hiện tại, ngôi sao người Thụy Điển đã đăng tải hơn 4400 videos lên Youtube, thu về 28 tỷ lượt xem. Trong đó video đạt lượng view cao nhất lên đến gần 300 triệu.
Năm 2019, Business Insider tiết lộ rằng cứ mỗi lần PewDiePie lên sóng, YouTube phải trả cho anh hơn 3000 USD/phút. Tức là một ngày anh chỉ cần stream khoảng 1 tiếng là thu về 160.000 USD, tương đương 4 tỷ VNĐ.
YouTube: 111 triệu người đăng ký
Twitch: 1,3 triệu người theo dõi
Instagram: 2,1 triệu người theo dõi
Vẻ ngoài điển trai giúp Ninja có một lượng fan nữ đông đảo. Tuy nhiên, tài năng thiên bẩm với các trò chơi bắn súng mới là thứ khiến anh đứng top 2 trong 5 streamers đắt giá nhất thế giới.
Tầm ảnh hưởng của Ninja trên mạng lớn đến mức năm 2019, Mixer, một platform streaming đã phải trả cho Twitch 30 triệu USD để chiêu mộ độc quyền Ninja. Kể từ lúc ký hợp đồng, cứ mỗi ngày anh lại bỏ túi gần 2000 USD tiền hoa hồng.
"Trai đẹp" Ninja mỗi lần lên sóng đều thu hút ít nhất 30 nghìn người xem trên Twitch
Khi Mixer "sập" vì không có người dùng, Ninja lại quay lại với Twitch cùng hơn 2 triệu USD tiền đền bù. Cộng thêm những bản hợp đồng quảng cáo béo bở, số tài sản của Ninja, theo iwealthyfox, rơi vào khoảng 25 triệu USD tính đến thời điểm hiện tại.
Twitter: 6,7 triệu người theo dõi
TikTok: 8 triệu người theo dõi
Instagram: 13,2 triệu người theo dõi
Cùng đội chơi game bắn súng giỏi với Ninja còn có Shroud. Anh này thậm chí còn từng chơi CS:GO chuyên nghiệp một thời gian dài rồi mới chuyển hẳn sang làm streamer.
Kênh của Shroud là "kênh kỹ năng" thực thụ khi anh không thường xuyên làm nhiều content giải trí thuần túy như PewDiePie mà chỉ tập trung vào highlights cùng những lần trải nghiệm trò chơi mới. Theo Cometoplay, số tiền Shroud kiếm được từ việc streamer thuần túy rơi vào khoảng 20 triệu USD.
Làm streamer giúp Shroud kiếm nhiều tiền hơn thi đấu chuyên nghiệp
Twitch: 10 triệu người đăng ký
Twitter: 1,8 triệu người theo dõi
YouTube: 6,8 triệu người đăng ký
Như Shroud, Tfue từng thi đấu chuyên nghiệp trước khi làm streamers. Bộ môn anh yêu thích nhất là Fortnite.
Chân dung Tfue, người trẻ tuổi nhất trong top streamers đắt giá nhất thế giới
Mặc dù mới 24 tuổi (trẻ nhất trong top 5) nhưng Tfue đã kiếm được hơn 10 triệu USD từ stream. Thật đáng tiếc khi trong thời điểm sự nghiệp đang thăng tiến nhanh, Tfue lại vướng vào nhiều scandal.
Năm 2018, Tfue bị cấm phát sóng trên Twitch vì tội phân biệt chủng tộc. Một năm sau, anh lại mất đi tương đối nhiều fan vì vướng vào vòng pháp lý với đội tuyển chủ quản FaZe Clan, liên quan đến phần ăn chia quảng cáo trong hợp đồng.
Twitch: 10,9 triệu người đăng ký
Twitter: 4,2 triệu người theo dõi
YouTube: 12 triệu người đăng ký
Cô gái duy nhất xuất hiện trong top 5 là Pokimane. Xét về số lượng người subscribe, Pokimane không thể sánh bằng 4 cái tên kể trên nhưng giá trị hình ảnh thì lại ngang ngửa.
Theo TheLoadOut, mỗi ngày Pokimane kiếm được khoảng hơn 2000 USD nếu chỉ tính từ việc ngồi stream. Ngoài ra, cô thu thêm mỗi tháng 35.000 USD từ tiền đăng ký lại của fan và khoảng 10.000 USD/tháng từ Youtube.
Pokimane, niềm mơ ước của bao game thủ
Nguồn thu chính của Pokimane đến từ các hợp đồng quảng cáo khủng với nhiều hãng đồ điện tử lớn. Nhãn hàng tìm đến cô nhiều đến mức năm 2021, Pokimane đã từ chối hợp đồng lên đến 3 triệu USD vì... không thích.
Giá trị của Pokimane rơi vào khoảng 10 triệu USD.
Twitch: 9 triệu người đăng ký
Twitter: 3,9 triệu người theo dõi
Instagram: 6 triệu người theo dõi
YouTube: 6,7 triệu người đăng ký
Ảnh: Internet