Trong trà hay cà phê đều có chứa một lượng lớn caffeine rất cao. Nếu bạn uống khi bụng đang trống rỗng thì nó sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày và gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa. Thêm nữa, những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày mãn tính càng không nên uống đồ có chứa caffeine khi bụng đói.
Thay vào đó, nếu muốn uống thì bạn có thể bỏ thêm một chút sữa vào để giảm bớt sự kích ứng đường tiêu hóa do caffeine gây ra.
Trái cây vốn chứa nhiều axit hữu cơ nên khi tiêu thụ lúc bụng đói có thể gây kích ứng dạ dày. Trong đó, những loại trái cây như cam, quýt, bưởi, hồng... đều có chứa nhiều axit tannic nên cần tránh ăn lúc bụng đói để ngăn ngừa nguy cơ kết sỏi.
Nếu để sỏi tồn tại trong dạ dày suốt thời gian dài thì nó có thể làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến những bệnh như viêm loét dạ dày, nghiêm trọng hơn sẽ gây xuất huyết dạ dày.
Kẹo cao su chắc chắn không phải loại thực phẩm đáng để ăn khi bụng đang trống rỗng. Đặc biệt, trong kẹo cao su thường có thêm siro, bạc hà.. để tạo hương vị nên nếu nhai khi bụng đói có thể gây đầy hơi. Về lâu dài, dạ dày sẽ theo phản xạ tiết nhiều axit dạ dày, làm tăng nguy cơ loét dạ dày, viêm dạ dày.
Nhiều người thường có thói quen tắm vào buổi sáng sớm nhưng đây lại là lúc cơ thể đang không có gì trong bụng. Việc tắm ở thời điểm này dễ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp đột ngột, dẫn đến những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói...
Ngoài ra, nếu không khí phòng tắm không được lưu thông thì bạn sẽ có nguy cơ bị sốc nhiệt vào sáng sớm, dễ gây choáng váng đầu óc khi bước ra. Vì vậy, bạn chỉ nên tắm sau khi đã ăn no khoảng 2 tiếng để bảo vệ sức khỏe của mình.
Khi tập luyện cũng là lúc cơ thể cần nhiều năng lượng hơn nên nếu bạn tập luyện trong khi bụng đang đói có thể làm lượng glycogen ở gan không đủ, từ đó khiến mức đường huyết sụt giảm nhanh chóng. Hậu quả là trong quá trình tập, bạn có thể bị ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh...
Source (Nguồn): Aboluowang