Chứng béo phì là một tình trạng mỡ thừa tích lũy quá nhiều tại một vùng cơ thể hay toàn thân, từ đó gây ra rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn. Hiện tại, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh béo phì đang gia tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu giảm xuống. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu các triệu chứng cảnh báo căn bệnh này để kịp thời phòng tránh từ sớm.
Khi lượng đường trong máu bạn tăng cao thì tròng mắt của bạn sẽ bị giãn ra và làm suy giảm thị lực đáng kể. Bên cạnh đó, các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng một phần nên nếu gặp phải tình trạng này thì bạn hãy chủ động đi khám ngay để biết mình có nguy cơ mắc bệnh béo phì hay không.
Mặc dù vẫn ăn uống điều độ và không hề hoạt động nhiều, nhưng bạn lại thường xuyên cảm thấy đói bụng và chỉ muốn tìm đồ ăn để nạp vào cơ thể thì hãy cẩn thận vì đó cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh béo phì. Những người mắc bệnh này sẽ bị ngăn chặn glucose (đường) đi vào các tế bào, khi đó cơ thể sẽ không thể chuyển hóa các thức ăn thành năng lượng cho chúng ta hoạt động trong ngày nên gây ra cảm giác đói bụng.
Nếu bạn gặp phải tình trạng khát khô cổ hoặc thường xuyên cảm thấy khát nước thì nên chú ý vì đó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh béo phì.
Khi thức ăn trong dạ dày của bạn bị đẩy về phía thực quản sẽ gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày, từ đó khiến bạn phải đối mặt với các triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu... Vậy nên, lượng chất béo dư thừa trong cơ thể bạn có thể gây áp lực dư thừa lên đường tiêu hóa, kéo theo nguy cơ mắc bệnh béo phì mà chính bạn cũng không hề hay biết.
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh béo phì, bởi khi cơ thể mệt mỏi thì nó báo hiệu lượng glucose của bạn không đi vào trong các tế bào nên cơ thể thiếu năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, trì trệ, đầu óc không minh mẫn, thiếu tỉnh táo... Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bạn và khiến bạn làm việc kém nhanh nhẹn, chậm chạp.