Trong tiết trời giảm thấp đột ngột của mùa đông thì bạn rất dễ mắc phải các bệnh về dạ dày nếu không giữ ấm vùng bụng trên. Một số người đã có sẵn tiền sử mắc bệnh dạ dày thì việc để vùng bụng trên bị nhiễm lạnh còn có thể dẫn đến tình trạng loét dạ dày, kéo theo sau đó là những triệu chứng như đau dạ dày, tiêu chảy cấp...
Hơn nữa, dù không đau dạ dày nhưng nếu để vùng bụng trên nhiễm lạnh cũng sẽ làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại vào dạ dày. Do đó, trong mùa đông thì bạn nên lưu ý làm ấm thức ăn trước khi ăn, ưu tiên các món nóng hổi chứ không nên ăn trực tiếp những món vừa lấy ra từ tủ lạnh. Ngoài ra, khi ăn trái cây tráng miệng cũng không nên để lạnh và hạn chế ăn đồ chua, tránh làm hại dạ dày.
Hội con gái đang trong kỳ "đèn đỏ" mà để vùng bụng dưới bị nhiễm lạnh thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và làm triệu chứng đau bụng kinh càng nặng hơn. Thêm nữa, trong những ngày này mà con gái không chú ý mặc ấm khi ra đường thì có thể làm tử cung bị lạnh, kéo theo tình trạng toàn thân nhiễm lạnh và tác động đến việc lưu thông máu.
Một số cô nàng còn để vùng bụng dưới bị nhiễm lạnh dẫn đến các triệu chứng như viêm khớp, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh hay các vấn đề nghiêm trọng hơn. Vậy nên, để tránh nhiễm lạnh vùng bụng dưới thì bạn cần tránh ăn đồ lạnh và luôn giữ nhiệt độ cơ thể ấm.
Khi di chuyển ngoài trời trong mùa đông thì vùng lưng là nơi thường tiếp xúc nhiều với các luồng gió lạnh nên nếu bạn không mặc đủ ấm thì sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, nếu để vùng lưng và eo bị lạnh thì có thể dẫn đến một số triệu chứng như căng cơ, đau vùng đỉa thắt lưng hay các bộ phận cơ bắp khác. Đó là lý do vì sao bạn thường nhận thấy mình có biểu hiện đau mỏi phần cơ, căng cơ, chuột rút... thường xuyên trong mùa đông.
Do đó, để giữ ấm cơ thể thì bạn cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm như hành tây, cà chua, cà rốt... để giúp quá trình lưu thông máu diễn ra nhanh hơn, đồng thời hạn chế tình trạng co rút cơ đột ngột trong mùa đông.
Nếu để vùng chân bị nhiễm lạnh trong mùa đông thì có thể làm quá trình lưu thông máu giảm xuống. Khi lượng máu không được tuần hoàn đều đặn trong cơ thể thì có thể dẫn đến các hiện tượng như lạnh tay, chân, mũi... Một số người còn mắc phải các triệu chứng như viêm khớp, đau mỏi xương, ngứa râm ran...
Vậy nên, bạn cần luôn nhớ giữ ấm vùng chân bằng cách đi tất và đi giày kín chân để bảo vệ đôi chân luôn ấm áp trong mùa đông. Thêm nữa, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm như mộc nhĩ, hành tây... hay các món ăn như canh hầm, súp nóng... và các loại thực phẩm giúp cải thiện quá trình lưu thông máu khác để tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh tật trong mùa đông.
Nguồn: Health