3 lý do đằng sau cảm giác luôn muốn ăn dù không đói và 4 mẹo để thoát khỏi nó

Ngọc Ái, Theo Phụ nữ Việt Nam 17:01 08/01/2023
Chia sẻ

Đói và thèm ăn luôn có mối liên hệ với nhau. Khi đói, chúng ta sẽ muốn ăn để giải tỏa cơn đói, bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, cũng có không ít người khổ sở vì cảm giác không đói nhưng luôn thấy thèm ăn.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần trải qua cảm giác không thấy đói hoặc vừa ăn xong nhưng lại rất thèm ăn. Nhiều người còn gọi vui cảm giác này là “chứng nhạt mồm nhạt miệng”.

3 lý do đằng sau cảm giác luôn muốn ăn dù không đói và 4 mẹo để thoát khỏi nó - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nếu thường xuyên rơi vào tình trạng này, bạn sẽ khó mà tập trung hay làm việc hiệu quả, đồng thời khó kiểm soát lượng cũng như loại thức ăn nạp vào. Từ đó dẫn tới béo phì, rối loạn chuyển hóa, bệnh dạ dày và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Muốn cảm giác không đói nhưng vẫn rất thèm ăn biến mất, đầu tiên bạn phải hiểu nguyên gây gây ra chúng để trị tận gốc. Sau đây là 3 lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng này:

1. Căng thẳng hoặc buồn chán

Ăn uống vô tội vạ khi căng thẳng hoặc khi buồn chán là thói quen xấu không hề hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Nhất là với những người trẻ quá bận rộn, bị stress kéo dài, quá nhiều áp lực hoặc có tinh thần bất ổn, tâm lý tiêu cực.

3 lý do đằng sau cảm giác luôn muốn ăn dù không đói và 4 mẹo để thoát khỏi nó - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trên thực tế, việc thèm ăn khi cảm thấy căng thẳng là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Bởi vì khi bị căng thẳng, cơ thể sản sinh nhiều hormone cortisol và adrenaline làm tăng lượng đường trong máu, gây ra cảm giác thèm ăn. Như vậy, dù không hề đói bụng, thậm chí vừa mới ăn xong bạn cũng có thể cảm thấy rất thèm một món gì đó, thậm chí còn không biết chính xác mình thèm ăn cái gì.

Tương tự, khi buồn chán chúng ta thường có xu hướng ăn vặt để bớt “nhạt mồm nhạt miệng” và “buồn chân buồn tay”. Tâm trạng ủ rũ, chán nản cũng thường gây ra thèm ăn dù không đói vì thực chất kiểu thèm ăn không theo giờ giấc 3 bữa một ngày phụ thuộc vào tâm lý hơn là cơ thể.

Lúc này, chúng ta thường thèm tất cả những loại thức ăn mà mình đang tưởng tượng, qua các hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy và thậm chí bất kể đồ ăn gì xung quanh mình. Nhất là những món nhiều đường, nhiều dầu mỡ vì chúng tác động mạnh đến tâm lý, có tác dụng giải tỏa tâm trạng khi kích thích não bộ.

2. Thói quen ăn quá nhiều

Lý do tại sao một số người muốn ăn mà không cảm thấy đói là vì họ đã quen với việc ăn quá nhiều và nó trở thành thói quen khó bỏ. Những người này thường có tâm lý thấy món ngon hay nghĩ đến món ngon thì phải ăn, muốn ăn bao nhiêu cũng được trong một lúc.

3 lý do đằng sau cảm giác luôn muốn ăn dù không đói và 4 mẹo để thoát khỏi nó - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Cứ như vậy, “tâm hồn ăn uống” của họ đã được nuông chiều và không thể kiểm soát. Cơ thể của họ cũng quen với việc bổ sung calo liên tục nên khi thiếu một chút là sẽ phát tín hiệu “cầu cứu” ngay bằng cách nạp thêm bất kỳ thực phẩm gì.

Thói quen ăn uống này rất không lành mạnh, không chỉ khiến con người béo phì mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn nên sửa đổi nó càng sớm càng tốt.

3. Ngủ không đủ giấc hoặc uống thiếu nước

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ có thể khiến cơ thể yêu cầu ăn một cái gì đó để tăng cường năng lượng và tỉnh táo hơn. Nó kích hoạt hệ thống tiêu hóa phải làm việc và giữ tỉnh táo. Giải pháp tốt nhất là có một giấc ngủ ngắn ngay lúc đó hoặc đứng lên, nói chuyện với người xung quanh.

Nhiều người không biết rằng tín hiệu khát nước của cơ thể tương tự như tín hiệu đói, có nghĩa là bạn rất dễ chọn nhầm ăn vặt trong khi đáng nhẽ ra bạn nên uống nước. Vì vậy, khi cảm giác không đói nhưng vẫn thèm ăn kéo đến, hãy uống 1-2 ly nước, hoặc trà, nếu sau 5 phút bạn vẫn còn đói, đó mới thực sự là tín hiệu cơ thể cần nạp năng lượng.

3 lý do đằng sau cảm giác luôn muốn ăn dù không đói và 4 mẹo để thoát khỏi nó - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, tác dụng phụ của một vài loại thuốc cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu này. Nhất là các loại thuốc tác động đến hormone, thuốc điều trị thần kinh hay co giật. Nên tốt nhất hãy uống thuốc đúng chỉ định và tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự chuẩn bị, tâm lý đối phó nhé!

Để cải thiện tình trạng không đói nhưng rất thèm ăn, các bạn có thể áp dụng ngay 4 mẹo “cứu cánh” sau đây:

- Hãy ăn đúng giờ và đủ 3 bữa một ngày.

- Bố trí bữa ăn phụ với thực phẩm lành mạnh hơn.

- Uống đủ nước, uống nước ấm khi thấy thèm ăn vô cớ.

- Chuyển hướng sự chú ý sang đối tượng khác như một cuộc trò chuyện, một đoạn phim hài ngắn hoặc vài động tác thể dục sẽ rất hữu ích để xua tan đi cảm giác khó chịu này.

Nguồn và ảnh: Family Doctor, Eat This, Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày