Xem Tầng Lớp Itaewon mới thấy văn hoá ăn nhậu ở Hàn Quốc cầu kỳ như thế nào: Từ chối kèo bị coi là thất lễ, còn có cả "lịch tụ tập" mỗi tuần

Gia Hiển, Design: Trường Dương, Theo Trí Thức Trẻ 11:17 21/02/2020

Ở Hàn Quốc, nhậu nhẹt không chỉ là thói quen mà còn đã trở thành một nét văn hoá lâu đời trong đời sống của người dân.

Có lẽ, Tầng Lớp Itaewon là bộ phim hiếm hoi về chủ đề nhậu nhẹt của Hàn Quốc lại được đón nhận đông đảo như hiện nay. Nội dung chính và phần lớn các phân cảnh của bộ phim đều xoay quanh quá trình gầy dựng quán nhậu DanBam của “đại gia ngầm” Park Sae Ro Yi (Park Seo Joon) cùng đồng bọn. 

Thông qua Tầng Lớp Itaewon, khán giả toàn cầu còn biết đến nhiều hơn đặc trưng về thói ăn nhậu của người Hàn, đặc biệt là ở một khu phố ăn chơi như Itaewon. Nó không chỉ là chuyện tụ tập đơn thuần mà còn đã được nâng thành một nét văn hoá lâu đời của xứ sở kim chi.

Người Hàn có câu: “Ở Hàn Quốc, chúng tôi tụ tập uống rượu với nhau, khi say có thể đánh nhau, từ mặt nhau, rồi hôm sau gặp vẫn cười nói bình thường với nhau”. Điều này chứng tỏ sự phổ biến và hiển nhiên của chuyện ăn nhậu với người Hàn. Tuy vậy, trên bàn nhậu của họ có những quy tắc nghiêm ngặt mà mỗi người phải tuân theo. Nếu là khách nước ngoài đến Hàn Quốc đi du lịch và được mời đi ăn nhậu, bạn nên phải biết những lưu ý này!

1. Vai vế rất quan trọng

Xem Tầng Lớp Itaewon mới thấy văn hoá ăn nhậu ở Hàn Quốc cầu kỳ như thế nào: Từ chối kèo bị coi là thất lễ, còn có cả lịch tụ tập mỗi tuần - Ảnh 1.

Một bàn nhậu ở Hàn Quốc thường là các đồng nghiệp trong công ty, hội bạn và cả những người thân trong gia đình. Và việc hiểu rõ vai vế bản thân cũng như xác định rõ vai vế của người kia là điều tiên quyết. Do đó, người Hàn thường hỏi tuổi nhau trước khi vào bàn ăn, người nhỏ tuổi hơn phải sử dụng kính ngữ trong câu nói để thể hiện sự lịch sự.

2. Không bỏ đá và rượu và nên lắc chai trước khi uống mới… sành điệu

Xem Tầng Lớp Itaewon mới thấy văn hoá ăn nhậu ở Hàn Quốc cầu kỳ như thế nào: Từ chối kèo bị coi là thất lễ, còn có cả lịch tụ tập mỗi tuần - Ảnh 2.

Phổ biến nhất trên bàn nhậu của người Hàn là rượu soju (một loại rượu gạo dễ uống, vị nhẹ, có giá thành rẻ và được bán phổ biến). Những chai rượu thường sẽ được ướp lạnh trước khi phục vụ. Họ không thích cho đá vào rượu bia vì sẽ khiến vị bị nhạt đi. Ngoài ra, nên lắc mạnh chai để tăng vị rượu đậm đều hơn, sau đó vỗ nhẹ vào cổ chai rồi mới mở nắp. Tuy nhiên động tác này chỉ nên áp dụng khi uống với bạn bè thân thiết, kiêng kị khi làm trước mặt người bề trên hay người mới quen.

3. Không tự rót rượu cho chính mình, đỡ chén rượu bằng hai tay

Người Hàn Quốc thường rót rượu cho nhau chứ không tự rót cho chính mình. Thông thường, người rót rượu trước là người trẻ nhất, có cấp bậc thấp nhất. Khi rót phải thẳng lưng, một tay đặt lên ngực, hoặc đỡ khuỷu tay kia để bày tỏ kính trọng.

Trong tập 1 của Tầng Lớp Itaewon có phân cảnh người cha hướng dẫn Park Sae Ro Yi cách rót rượu đúng cho người bề trên.

Khi được người bề trên, người lớn tuổi hơn rót rượu cho thì người nhận phải cầm chén bằng cả hai tay. Với những người bằng cấp bậc, vai vế thì có thể làm thoải mái cả rót và nhận rượu bằng một tay.

Xem Tầng Lớp Itaewon mới thấy văn hoá ăn nhậu ở Hàn Quốc cầu kỳ như thế nào: Từ chối kèo bị coi là thất lễ, còn có cả lịch tụ tập mỗi tuần - Ảnh 4.

4. Không rót rượu vào ly uống dở và nghiêng người khi uống

Người Hàn sẽ uống cạn ly rượu trong một hớp, và không được tiếp thêm rượu trừ khi uống hết hoàn toàn. Khi ly cạn, lập tức sẽ được rót đầy lại. Để cổ vũ nhau uống, cả bàn sẽ nói “Gunbae!” rồi cạn ly.

Khi đưa rượu lên uống, người trẻ tuổi, có vai vế thấp phải xoay người/nghiêng người sang phía khác để uống, tránh che mặt người lớn tuổi hơn (ly rượu đối mặt người lớn tuổi hơn sẽ bị coi là bất kính).

Xem Tầng Lớp Itaewon mới thấy văn hoá ăn nhậu ở Hàn Quốc cầu kỳ như thế nào: Từ chối kèo bị coi là thất lễ, còn có cả lịch tụ tập mỗi tuần - Ảnh 5.

5. Vừa nhắm vừa uống

Xem Tầng Lớp Itaewon mới thấy văn hoá ăn nhậu ở Hàn Quốc cầu kỳ như thế nào: Từ chối kèo bị coi là thất lễ, còn có cả lịch tụ tập mỗi tuần - Ảnh 6.

Trong văn hoá ăn nhậu của người Hàn, trên bàn nhậu ngoài đồ uống phải có thêm anju (những món nhắm) và banchan (những món ăn phụ). Nếu là nhậu soju thì thường sẽ ăn với thịt ba chỉ heo nướng, lòng nướng (gopchang), sashimi, hoặc các món hầm (jjigae), súp… Nếu là uống bia thì hợp với “mồi nhắm” là gà nướng/rán, trái cây, salad tossed cay với ốc biển… Nói chung, khi uống là phải có đồ ăn để nhâm nhi.

6. Có lịch tụ tập ăn nhậu, không nên từ chối kèo

Đối với các du khách, việc bị “ép nhậu”, “ép rượu” có thể không thoải mái. Nhưng với người Hàn Quốc, việc từ chối kèo nhậu rất kiêng kị, còn bị coi là vô lễ, khiến người mời mất hứng (trừ khi bạn có lý do chính đáng ví dụ như đang mang thai). Đối với họ, ăn nhậu mang ý nghĩa tích cực, vì có những chuyện ngoài đời, ở chỗ làm không thể nói cùng nhau và phải tâm sự, chia sẻ trên bàn nhậu, thắt chặt tình cảm. Thậm chí, khi ai đó muốn mời bạn một ly soju, tức là họ đang muốn nghe câu chuyện của bạn. Khi hiểu được ý nghĩa đó của việc ăn nhậu với người Hàn, bạn có lẽ sẽ thay đổi quan niệm và trở nên thoải mái hơn khi biết điều này.

Xem Tầng Lớp Itaewon mới thấy văn hoá ăn nhậu ở Hàn Quốc cầu kỳ như thế nào: Từ chối kèo bị coi là thất lễ, còn có cả lịch tụ tập mỗi tuần - Ảnh 7.
Xem Tầng Lớp Itaewon mới thấy văn hoá ăn nhậu ở Hàn Quốc cầu kỳ như thế nào: Từ chối kèo bị coi là thất lễ, còn có cả lịch tụ tập mỗi tuần - Ảnh 8.

Đặc biệt ở Hàn Quốc, các thành viên trong công ty, hội nhóm sẽ có những buổi nhậu cố định trong tuần, gọi là “hoesik”. Người Hàn thường đi nhậu vào thứ 2 nhiều nhất, là buổi dành cho bạn bè. Thứ 3 là ngày nghỉ ngơi. Thứ 4 và 5 thì dành để nhậu với đồng nghiệp. Thứ 6 thì thường ít người đi nhậu vì giờ cao điểm, người tan làm về thường rất đông đúc, đường phố chật chội, và ai cũng muốn về dành cuối tuần với gia đình.

7. Karaoke tăng hai

Xem Tầng Lớp Itaewon mới thấy văn hoá ăn nhậu ở Hàn Quốc cầu kỳ như thế nào: Từ chối kèo bị coi là thất lễ, còn có cả lịch tụ tập mỗi tuần - Ảnh 9.

Cạn rượu không có nghĩa là hết buổi nhậu. Người Hàn rất thích ca hát vì thế mà họ sẽ đi tiếp tăng hai ở quán karaoke, đôi khi là đi các quán “hoff” (ăn gà rán uống bia). Tại đây họ thường ép nhau nhảy múa, ca hát đến sáng. Thế nhưng, từ khi phong trào #MeeToo bùng lên mạnh mẽ, việc đi tăng hai đã bị hạn chế lại để tránh những trường hợp xâm hại xảy ra. Đặc biệt, dù uống rượu thoải mái, vui vẻ đến đâu thì cánh đàn ông tối kị không được chạm vào người phụ nữ, không cẩn thận là có thể bị phạt tù ngay lập tức!

Nguồn: Tổng hợp.