Vợ chồng Hà Nội tiêu không dưới 30 triệu/tháng, dân mạng soi kỹ từng khoản xong lắc đầu: Muốn chê cũng không được!

Ngọc Linh, Theo Đời sống pháp luật 13:42 28/04/2025
Chia sẻ

Thậm chí nhiều người còn phải ngưỡng mộ cách chi tiêu của gia đình này.

Nhà càng đông thế hệ, càng khó quản lý chi tiêu. Một phần vì chi phí cơ bản cố định cho nhà 5-7 người chắc chắn sẽ khác nhà 3-4 người, một phần vì nếu có trẻ con, thường sẽ có không ít khoản chi phát sinh, đặc biệt là chi phí chăm sóc sức khỏe.

Câu chuyện quản lý tiêu bởi thế mà lắm khi cũng gây đau đầu. Bà mẹ 2 con trong câu chuyện dưới đây cũng trong tình cảnh ấy.

Thu nhập 38-40 triệu/tháng, băn khoăn vì không mua gì cho bản thân nhưng không tháng nào chi dưới 30 triệu

Nguyên văn chia sẻ của cô như sau: “Nhà em thu nhập 1 năm khoảng 600 triệu. Thu nhập mỗi tháng khoảng 38-40 triệu, còn đâu là thưởng Tết. Hiện tiền tiết kiệm có 1,5 tỷ đồng.

Vợ chồng Hà Nội tiêu không dưới 30 triệu/tháng, dân mạng soi kỹ từng khoản xong lắc đầu: Muốn chê cũng không được!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Em chi tiêu như này mà mọi người ai cũng kêu tốn. Thực sự em cũng không biết vun vén như thế nào nữa, nhờ các bác góp ý.

1. Tiền nhà thuê, điện nước: 4,5 triệu (em thuê căn 2 phòng ngủ ở Hà Nội của người quen, được hỗ trợ nên mới có giá này)

2. Tiền sữa bỉm (1 bạn 20 tháng, 1 bạn 3 tháng): 2,5 triệu

3. Tiền học bạn lớn: 5,1 triệu

4. Tiền ăn 3 người lớn: 5 triệu

5. Gửi biếu mẹ chăm hộ 2 bé: 2,5 triệu

6. Hiếu hỷ: 2 triệu (em tính trung bình vì tháng nào cũng có, quê có việc như bố mẹ ốm thì có khi chi nhiều hơn)

7. Tiền tiêm cho 2 bé: 1,5 triệu

8. Tiền đồ đạc, nước giặt, giấy vệ sinh, đồ dùng hàng ngày, quần áo em bé: 500k

9. Xăng xe: 300k

10. Chi tiêu riêng 2 vợ chồng khi đi làm: 1 triệu

11. Y tế (2 bé ốm nhiều, khoản này cực tốn vì bé thứ 2 có vấn đề nên không mua được bảo hiểm…): 3 triệu

12. BHNT kèm thẻ sức khỏe cho cả nhà: 2 triệu

Tổng chi tiêu cả tháng luôn xê dịch tầm 30 triệu. 2 vợ chồng em cũng không mua bất kỳ thứ gì cho bản thân lâu nay rồi ạ”.

Trong phần bình luận của bài đăng, tất cả mọi người đều phải dành lời khen cho bà mẹ này. Ở Hà Nội mà tiền ăn cho nhà 3 người lớn có 5 triệu/tháng là quá khéo rồi, không chăm chỉ chịu khó thì không bao giờ làm được. Bên cạnh đó, soi kỹ các khoản chi khác, nhiều người cũng cho rằng “chẳng chê vào đâu được”.

“Các khoản cơ bản chi tiêu như vậy là quá hợp lý rồi bạn ạ. Còn ốm đau, đi viện thì làm gì có ai muốn đâu, nên cũng vô cùng lắm. Nhà bạn còn có ý thức mua bảo hiểm thì cũng là đỡ được phần nào rồi. Kệ mọi người bàn tán bạn ạ, mình tập trung lo cho gia đình chứ tội gì quan tâm lời ra tiếng vào” - Một người động viên.

“Nhìn tổng chi thì cao nhưng nhìn các khoản chi tiêu thì thấy bạn vén quá siêu rồi ấy chứ, đúng là vợ chồng chẳng sắm gì cho bản thân thật” - Một người nhận xét.

“2 bé nhà bạn còn bé, hồi trước 2 bạn nhà mình cách nhau 18m như nhà bạn, mình tiêu gấp đôi nhà bạn ấy, cực kỳ tốn. Bạn tiêu vậy là vén rồi” - Một người khác động viên.

Chi tiêu hợp lý rồi, làm thế nào để tăng tỷ lệ tiết kiệm?

Tối ưu chi tiêu sao cho hợp lý, không thể cắt giảm thêm là việc mà không phải ai cũng làm được. Lúc này, mục tiêu tăng tỷ lệ tiết kiệm đòi hỏi những giải pháp sáng tạo và kỷ luật cao hơn. Nếu đang trong cảnh chi tiêu hợp lý, khó cắt giảm thêm nhưng vẫn muốn tăng tỷ lệ tiết kiệm, bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.

1. Rà soát và tối ưu hóa các khoản chi tiêu định kỳ

Ngay cả khi bạn tin rằng chi tiêu hiện tại đã hợp lý, việc định kỳ rà soát lại các khoản chi tiêu cố định như tiền thuê nhà, điện, nước, internet, truyền hình cáp, các gói dịch vụ đăng ký... vẫn rất quan trọng. Hãy tìm kiếm các nhà cung cấp khác nhau để so sánh giá và chất lượng dịch vụ.

Vợ chồng Hà Nội tiêu không dưới 30 triệu/tháng, dân mạng soi kỹ từng khoản xong lắc đầu: Muốn chê cũng không được!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đôi khi, việc chuyển đổi nhà cung cấp hoặc thương lượng lại các điều khoản hợp đồng có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền đáng kể mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ví dụ, bạn có thể tìm kiếm các gói cước internet, điện thoại ưu đãi hơn, hoặc xem xét việc sử dụng các ứng dụng miễn phí thay vì các dịch vụ trả phí không thực sự cần thiết.

2. Tận dụng các chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết

Bạn có thể tận dụng tối đa các chương trình khách hàng thân thiết, thẻ tích điểm, hoặc các ưu đãi giảm giá từ các cửa hàng, siêu thị, hoặc các dịch vụ bạn thường xuyên sử dụng. Việc tích lũy điểm thưởng và sử dụng các phiếu giảm giá có thể giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí mua sắm hàng ngày. Hãy dành thời gian tìm hiểu và đăng ký các chương trình phù hợp với thói quen tiêu dùng của bạn.

Vợ chồng Hà Nội tiêu không dưới 30 triệu/tháng, dân mạng soi kỹ từng khoản xong lắc đầu: Muốn chê cũng không được!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đừng quên theo dõi các chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc các sự kiện giảm giá để mua sắm những mặt hàng cần thiết với chi phí thấp hơn.

3. Tăng cường các nguồn thu nhập thụ động

Khi các khoản chi tiêu đã được tối ưu hóa, việc tăng tỷ lệ tiết kiệm có thể đến từ việc gia tăng thu nhập. Bên cạnh công việc chính, hãy xem xét các cơ hội tạo thêm nguồn thu nhập thụ động. Điều này có thể bao gồm việc cho thuê tài sản nhàn rỗi, đầu tư vào các kênh sinh lời thụ động hoặc phát triển các kỹ năng, sở thích cá nhân để kiếm thêm thu nhập.

4. Thay đổi thói quen tiêu dùng nhỏ nhưng có tác động lớn

Đôi khi, những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày có thể mang lại hiệu quả tiết kiệm đáng ngạc nhiên. Ví dụ, bạn có thể tự nấu ăn thay vì ăn ngoài thường xuyên, mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ khi đi làm hoặc đi chơi, hạn chế mua sắm bốc đồng, hoặc tận dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp thay vì sử dụng xe máy/xe ôm công nghệ cho những quãng đường ngắn. Hãy quan sát và ghi lại các khoản chi tiêu nhỏ nhặt hàng ngày để xác định những lĩnh vực có thể cắt giảm.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày