Nhiều người cho rằng ngộ độc thực phẩm chỉ xảy ra khi ăn đồ ôi thiu hay hàng quán kém vệ sinh, thực phẩm lạ chẳng ai ăn. Nhưng thực tế, nhiều thực phẩm quen mặt trong gian bếp lại tiềm ẩn chất độc nguy hiểm sau vẻ ngoài vô hại và ngon miệng. Dùng đúng cách thì không sao, nhưng nếu không được chế biến đúng cách, có thể gây ngộ độc cấp, thậm chí tử vong.
Dưới đây là 8 loại thực phẩm phổ biến nhưng chứa độc tố tự nhiên, được các chuyên gia cảnh báo cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng:
Trong măng tươi có chứa chất độc xyanua - một loại độc tố cực mạnh có thể gây ngộ độc cấp. Nhiều người chủ quan khi thấy măng đã được ngâm chua liền dùng luôn mà không đun sôi lại. Tuy nhiên, xyanua chỉ bị loại bỏ khi măng được luộc kỹ, bỏ nước đầu tiên. Nếu ăn phải măng còn độc, cơ thể có thể xuất hiện buồn nôn, khó thở, choáng váng, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp.
Hạt điều thô (chưa rang, chưa hấp) chứa urushiol - chất độc gây kích ứng mạnh trên da và có thể gây viêm nhiễm nếu nuốt phải. Trong khi đó, hạnh nhân đắng có chứa amygdalin, có thể chuyển hóa thành hydrogen cyanide. Là một chất cực độc, gây chóng mặt, khó thở, thậm chí tử vong nếu ăn số lượng lớn. Cả hai loại hạt chỉ an toàn khi đã qua xử lý kỹ ở nhiệt độ cao.
Khi khoai tây mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh, chúng bắt đầu sản sinh solanine - một chất độc thần kinh nguy hiểm. Ngay cả khi bạn đã cắt bỏ mầm, độc tố vẫn có thể tồn tại trong phần còn lại của củ. Ăn khoai tây có solanine gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là ngừng tim hoặc tử vong. Tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn củ đã mọc mầm hoặc chuyển màu.
Cả hai loại đậu đều chứa chất lectin hoặc linamarin - những độc tố gây hại cho hệ tiêu hóa và thần kinh. Đặc biệt, chỉ cần ăn vài hạt đậu đỏ chưa chín cũng có thể gây buồn nôn, tiêu chảy dữ dội. Giải pháp là ngâm đậu ít nhất 5 tiếng và đun sôi kỹ từ 10 phút trở lên trước khi sử dụng. Ngoài ra, nên nhớ mọi thực phẩm họ đậu đều cần được nấu chín kỹ trước khi ăn.
Ảnh minh họa
Mộc nhĩ tươi chứa porphyrin, là chất nhạy cảm với ánh sáng, có thể gây ngứa, nổi ban hoặc phù nề khi tiếp xúc với nắng sau khi ăn. Ngoài ra, mộc nhĩ khô nếu ngâm quá lâu hoặc ngâm đi ngâm lại trong nước bẩn có thể sản sinh độc tố hoặc bị vi khuẩn xâm nhập. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm mộc nhĩ khô trong nước sạch 30 phút tới 1 tiếng và nấu chín hoàn toàn. Tuyệt đối không ngâm qua đêm.
Sắn chứa linamarin - một dạng glycoside có thể tạo ra xyanua khi tiêu hóa trong cơ thể. Đặc biệt, sắn đắng hoặc sắn tươi chưa qua sơ chế kỹ là mối đe dọa lớn. Để khử độc, cần gọt bỏ vỏ, ngâm nước ít nhất 1 ngày rồi mới luộc kỹ. Ăn sắn sống hoặc nấu chưa chín là hành động cực kỳ nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Mật ong chưa qua xử lý tiệt trùng có thể chứa độc tố tự nhiên như pyrrolizidine alkaloids - chất có thể gây hại gan, suy nhược thần kinh nếu tích tụ lâu dài. Một số loại còn chứa vi khuẩn gây ngộ độc. Không nên dùng mật ong thô chưa rõ nguồn gốc, nhất là cho trẻ dưới 1 tuổi.
Ảnh minh họa
Củ cải trắng chứa furocoumarins - một loại độc tố nằm chủ yếu ở phần vỏ hoặc những chỗ hư hỏng trên củ. Chất này có thể gây đau bụng, rát miệng hoặc kích ứng da nếu tiếp xúc. Tuy nhiên, khi được gọt sạch vỏ và nấu chín, nướng hoặc gia nhiệt đúng cách, độc tố sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor