Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề "không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược"

Lệ, Theo Trí Thức Trẻ 11:14 17/02/2020

Bị tố đạo nhái phục trang Diên Hi Công Lược, ekip Phượng Khấu đã chính thức đưa ra những bằng chứng chứng minh "sự trong sạch".

Là web series Việt được chú ý nhất hiện nay, dù đã sắp tới ngày công chiếu tập đầu tiên nhưng Phượng Khấu vẫn phải đứng trước những lùm xùm không đáng có về vấn đề phục trang. Chẳng là, ngày 13/2 vừa qua, trên mạng xã hội, một tài khoản người Trung Quốc đã đăng đàn cho rằng phục trang và một phần bối cảnh trong Phượng Khấu đạo nhái bom tấn cung đấu Diên Hi Công Lược của Vu Chính.

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 1.

Một cư dân mạng Trung Quốc tố "Phượng Khấu" đạo nhái trang phục, cách sắp xếp bối cảnh trong "Diên Hi Công Lược"

Ngay sau khi thông tin này được lan truyền mạnh mẽ, phía ekip Phượng Khấu đã lập tức lên tiếng đính chính, thậm chí còn tuyên bố "không đội trời chung" với fan Diên Hi Công Lược. Người này cũng đưa ra loạt bằng chứng chứng minh trang phục trong Phượng Khấu hoàn toàn được chế tác từ phục trang cung đình Việt thời Nguyễn, không có chuyện "mượn cảm hứng" từ bất kì bộ phim Trung Quốc nào. 

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 2.

Một thành viên trong ekip khẳng định "cạch mặt" fan Diên Hi Công Lược

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 3.

Nhân vật Hoàng Thái hậu và Thuần Phi sử dụng điền tử đội trên đầu, phối với cát phục bào, cổ đeo lãnh ước. Trong khi Phượng Khấu cho An Thạnh Công chúa dùng tiện phục ngũ thân tay chẽn màu hồng, đầu vấn khăn lươn, cổ mang kiềng bạc. Khăn lươn và điền tử khác nhau 180 độ từ kiểu dáng, chất liệu đến cách sử dụng.

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 4.

Ở trên là kì bào, cổ đứng, mã đề tụ, màu tím, hoa văn hồ điệp. Phía dưới là ngũ thân tay chẽn màu tím, dạng thức trang phục thông dụng nhất thời Nguyễn.

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 5.

Diên Hi dùng kì bào tay rộng, lót 2 lớp bên trong, dùng kì đầu - Phượng Khấu dùng ngũ thân tay chẽn và một lớp lót bên trong, đầu vấn khăn lươn.

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 6.

Phú Sát hoàng hậu sử dụng đồ án hoa văn khác hoàn toàn Diên Phúc công chúa. Trang phục của Diên Phúc dùng ngũ thân tay chẽn thuần của nhà Nguyễn, đầu giắt trâm chứ không có tiền dùng hoa nhung Phú Sát

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 7.

Ngoài việc giống màu sắc ra thì kiểu cách những bộ trang phục này hoàn toàn khác biệt. Phượng Khấu dùng ngũ thân tay chẽn, sa kép, vấn khăn lươn đỏ và đeo thẻ bài. Diên Hi dùng đáp khâm, mặc kì bào, đeo hoa nhung

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 8.

Hai hình trên là Tử Cấm Thành Bắc Kinh, ở dưới là Đại Nội Huế, chỉ cần nhìn qua là đã thấy sự khác biệt hoàn toàn, có chăng thì giống... góc quay

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 9.

Nhìn qua cũng đã thấy khác rồi

Liên hệ với ekip Phượng Khấu, phía đại diện cho biết: 

"Thực ra, ekip đã nhận được đường link weibo đó từ vài ngày trước, nhưng vẫn chọn cách im lặng vì họ chưa ảnh hưởng gì đến mình. Cho đến hôm qua, khi trong cộng đồng bắt đầu lan truyền đường link đó, chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng, không chỉ bảo vệ hình ảnh phim, mà còn để bảo vệ hình ảnh của chính cổ phục Việt Nam.

Trong link weibo, có thể thấy, khán giả Trung Quốc đã so sánh hoàn toàn không có cơ sở và hoàn toàn cảm tính. Ví dụ, họ đem một loạt các trang phục có sự tương đồng về màu sắc của chúng tôi lên so. Trong khi trên thực tế, tất cả các trang phục mà họ so đều là dạng thức trang phục gọi là "ngũ thân tay chẽn", được ra đời vào nửa cuối thế kỉ thứ 18 trong đợt cải cách trang phục Đàng Trong của Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Dạng thức ngũ thân tay chẽn này chính là "quốc phục", dạng trang phục thông dụng và tiêu biểu nhất của thời Nguyễn, từ Hoàng gia, Quý tộc cho đến dân thường đều sử dụng loại ngũ thân tay chẽn này. Đây cũng chính là tiền thân của chiếc áo dài hiện đại.

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 10.

Họ đặt hình ảnh của những chiếc áo ngũ thân tay chẽn được may theo đúng phương pháp cổ truyền để so sánh với những chiếc kì bào, tiện phục của phi tần nhà Thanh là một điều rất vô lí, vì cơ bản đây là 2 dạng thức trang phục khác nhau.

Bên cạnh đó, họ còn đem so sánh "điền tử" (một loại phục sức đội đầu của phụ nữ Mãn Thanh) với "khăn lươn" truyền thống của Huế. Thậm chí nguy hiểm nhất, họ còn đem so sánh mô hình Kinh thành Huế được phục dựng lại 80% nguyên bản để sử dụng trong Phượng Khấu để so với mô hình Cố Cung Bắc Kinh, đây là một điều hoàn toàn không đúng về mặt lịch sử.

Ekip Phượng Khấu có thể còn rất nhiều thiếu sót về nhiều mặt, khó có thể so với độ hoành tráng của bộ phim Diên Hi Công lược, đó là điều chúng tôi hoàn toàn thừa nhận - tuy nhiên, nói trang phục của Phượng Khấu "đạo nhái" trang phục Diên Hi Công lược là một điều sai hoàn toàn về mặt lịch sử cũng như tạo hình."

Trước lùm xùm đạo nhái phục trang, ekip Phượng Khấu thề không đội trời chung với fan Diên Hi Công Lược - Ảnh 11.

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ Phượng Khấu có đạo nhái Diên Hi Công Lược không?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Những thông tin liên quan đến vụ việc sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục.