Trứng gà từ lâu đã được biết đến như một "siêu thực phẩm" bởi giá trị dinh dưỡng vượt trội. Tuy nhiên, có một số nhóm người nên hạn chế hoặc thậm chí kiêng kỵ trứng gà gà để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.
Người mắc bệnh thận
Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể cũng giảm theo, khiến thận không loại bỏ được hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Việc ăn trứng có thể làm tăng hàm lượng urê trong cơ thể, khiến bệnh viêm thận ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể gây nhiễm độc đường tiết niệu.
Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng không nên nạp quá nhiều trứng vào cơ thể. Do chứa hàm lượng đạm rất cao, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã yếu lại ngày càng yếu hơn. Từ đó sẽ sinh ra các triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, đau đớn…
Người bị sỏi mật cũng không nên nạp quá nhiều trứng vào cơ thể.
Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao
Lòng đỏ trứng gà gà chứa hàm lượng cholesterol khá cao (khoảng 213mg cholesterol trong một quả trứng gà lớn). Cholesterol là chất béo có vai trò quan trọng trong xây dựng tế bào và sản xuất hormone. Tuy nhiên, cholesterol trong máu cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành các mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
Người bị bệnh tiểu đường
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
Người bị gan nhiễm mỡ, men gan cao
Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa cholesterol. Chế độ ăn giàu cholesterol có thể làm tăng gánh nặng cho gan, đặc biệt là ở những người đã có sẵn bệnh gan nhiễm mỡ, men gan cao. Do đó, những người thuộc nhóm này nên hạn chế ăn trứng gà gà, đặc biệt là lòng đỏ.
Người có vấn đề về tiêu hóa
Một số người có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy sau khi ăn trứng gà. Điều này có thể do cơ thể họ thiếu một số enzyme cần thiết để tiêu hóa trứng gà (ví dụ như enzyme trypsin) hoặc do họ có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Người bị sốt
Thành phần chủ yếu của trứng gà là đạm, trong đó, chủ yếu là nhóm chất đạm có thành phần đơn giản và luôn ở trạng thái hòa tan. Do vậy, trứng gà rất dễ hấp thu vào cơ thể.
Người bị sốt (đặc biệt là trẻ em) khi ăn trứng gà sẽ khiến nhiệt độ của cơ thể tăng lên, làm cho cơn sốt thêm nghiêm trọng. Vì vậy, chăm sóc người ốm sốt cần hạn chế ăn những thứ nhiều protein như trứng trong thực đơn dinh dưỡng để tránh hậu quả khó lường.
Một số người có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy sau khi ăn trứng gà.
Lưu ý khi ăn trứng gà
- Chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ: Dù là trứng gà gà, trứng gà vịt hay trứng gà cút, việc ăn trứng gà chưa được nấu chín kỹ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Các món trứng gà chần, trứng gà tráng sơ qua hoặc bất kỳ hình thức chế biến nào không đảm bảo trứng gà chín hoàn toàn đều có thể gây ra và các vấn đề tiêu hóa, dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng gà như vi khuẩn salmonella.
-Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng gà: Vào buổi sáng, nhiều người có thói quen kết hợp trứng gà và sữa đậu nành trong bữa ăn, tin rằng đây là một sự kết hợp bổ dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thói quen này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể.
- Không nên cho bột ngọt vào trứng gà: Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng gà để chuẩn bị làm món trứng gà chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm vì ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng gà kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.