Triệt lông vùng kín và những điều bạn cần biết

Thỏ, Theo Helino 22:58 27/12/2019

Lông vùng kín là một loại lông mu có chức năng bảo vệ bộ phận sinh dục, do đó cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận nhất. Bạn hoàn toàn có thể để nó phát triển tự nhiên hoặc cắt tỉa tạo hình nhưng triệt lông sai cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hay vi rút dễ dàng thâm nhập.

Có nên triệt lông vùng kín không?

Đây cũng là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Bạn bị choáng ngợp với hàng loạt tin nhắn về việc chăm sóc sắc đẹp và quảng cáo tẩy lông ở các thẩm mỹ viện? Liệu đây có phải là chuẩn mực làm đẹp mới hay không?

Chuyện triệt lông “vùng tam giác” quả thật là vấn đề vô cùng tế nhị, bởi vì thế nên có rất nhiều chị em có nhu cầu tẩy lông vùng kín nhưng vẫn ngại ngần chưa biết xử lý như thế nào, đơn giản vì khó nói. Bên cạnh đó, phần da vùng kín lại vô cùng nhạy cảm nên nếu sử dụng các biện pháp triệt lông không hiệu quả sẽ trở thành một nỗi lo lắng không hề nhẹ.

Vệ sinh lông vùng kín như thế nào?

Như mọi vùng da khác, bạn có cả tấn tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở khu vực “cấm địa”. Lông vùng kín mọc rậm rạp, um tùm là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng và phát triển. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến mùi hôi khó chịu, viêm nhiễm vùng âm đạo và các bệnh phụ khoa.

Triệt lông vùng kín và những điều bạn cần biết - Ảnh 1.

Miễn là khi tắm bạn vệ sinh sạch sẽ với một ít xà phòng nhẹ, không mùi. Trên thực tế, một số cô gái nói rằng họ ghét việc cạo sạch lông vì không có gì để "bắt" dịch tiết âm đạo của họ, và điều đó khiến họ cảm thấy khó chịu... đôi khi mới tẩy lông xong còn bị đỏ và ngứa.

Tốt nhất là để lại phần lông ngay xung quanh cửa âm đạo, bởi vì da ở đó rất nhạy cảm. Cắt tỉa lông thường xuyên cũng rất tốt, nhưng nếu triệt sạch thì bạn nên chú ý khâu chăm sóc hơn.

Có nên dùng dao cạo, sáp, hay kem tẩy để triệt lông hay không?

Có rất nhiều phương pháp tẩy lông vùng kín, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng phù hợp với bạn. Nếu chọn wax hay tẩy lông, da bạn sẽ mịn màng hơn và cũng không cần chăm sóc, cắt tỉa nhiều so với việc dùng dao cạo. Tuy nhiên bạn phải chịu được đau.

Mặt khác, khi sử dụng kem làm rụng lông vùng kín cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bởi vì không phải loại kem nào cũng phù hợp với làn da nhạy cảm vùng bikini (Và đôi khi nó còn gây kích ứng - thậm chí bỏng da của bạn nếu bôi kem quá lâu).

Triệt lông vùng kín và những điều bạn cần biết - Ảnh 2.

Làm thế nào để cạo lông vùng kín?

Lấy gương cầm tay cùng một cây kéo sắc sau đó tỉa lông ở những điểm bạn muốn cạo trước. Cắt bớt những sợi dài trước sẽ giúp cho dao cạo của bạn không bị kẹt khi cạo. Sau đó, dùng nước ấm cùng một ít xà phòng để làm sạch.

Bất cứ khi nào bạn cạo lông hoặc wax lông, nang lông trên da sẽ giãn ra. Điều đó làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng cho vùng kín hơn.

Khi bạn đã rửa sạch khu vực vùng kín, hãy lấy một lưỡi dao hoàn toàn mới hoặc một chiếc dao cạo dùng một lần mới và sắc (vì lông mu là lông dày nhất trên cơ thể bạn), bôi thêm một ít kem /gel cạo lông lên da. Giữ căng da của bạn bằng tay kia để bảo vệ cho da không bị xước. Và tất nhiên, hãy làm thật chậm rãi, cẩn thận.

Triệt lông vùng kín và những điều bạn cần biết - Ảnh 3.

Lông sẽ mọc lại nhanh hơn, dày hơn, sẫm màu hơn?

Điều duy nhất sẽ thay đổi lông, tóc hay tốc độ tăng trưởng của nó là hormone. Việc cạo lông vùng kín chỉ loại bỏ được phần lông ở bề mặt da chứ không triệt tiêu dứt điểm những sợi lông nằm sâu dưới da. Vì thế, lông sẽ nhanh chóng mọc lại và có xu hướng cứng, đậm màu hơn.

Phải làm sao với các vết xước nhỏ?

Do làn da ở vùng kín đặc biệt hơn so với vùng khác nên việc triệt lông bằng dao cạo thường gặp nhiều khó khăn. Cạo lông mu rất dễ trầy xước, tổn thương da, sẹo, thâm. Nếu như thực hiện sai cách, không bôi trơn trước khi cạo bạn sẽ dàng bị viêm nang lông. Hay còn gọi là bỏng dao cạo, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào và gây viêm cho chúng, gây ra những vết sưng trắng hồng mà bạn dễ dàng nhìn thấy.

Vấn đề này sẽ tự khỏi trong vài ngày, nhưng trong thời gian đó, bạn có thể làm dịu làn da của mình bằng cách bôi một ít kem hydrocortison hoặc thuốc mỡ với vitamin A và D / kẽm oxit (còn gọi là kem chống hăm tã). Nếu nó không chắn chắn nên sử dụng loại thuốc nào, hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh.

Cẩn trọng khi triệt lông, nếu bạn không muốn bị nhiễm trùng.

Cạo hay tẩy lông đều có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nếu bạn không đủ cẩn thận. Cả hai cách trên đều dễ gây kích ứng và để lại những bọng nước nhỏ trên da.

Lông vùng kín tồn tại để bảo vệ làn da trần khỏi ma sát gây trầy xước và loại bỏ các vi khuẩn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Khi da vùng kín của bạn được giữ ấm, ẩm và không vệ sinh trong một thời gian dài, các vi khuẩn sau đây tập hợp lại để gây bệnh.

Tuy nhiên, nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ giảm, nếu bạn chọn cho mình một hình thức triệt lông uy tín, hiệu quả. Hãy đảm bảo sử dụng đúng sản phẩm và chăm sóc bản thân đúng cách. Luôn giữ vùng kín sạch sẽ và mặc đồ lót thoải mái, thoáng khí.

Nguồn: Seventeen, Hellogiggles