Nhà phê bình Bernard Shaw từng nói: Bị sự túng thiếu đeo bám trong tâm trí, người ta mới thấy chẳng có gì quan trọng hơn nỗ lực kiếm tiền, làm giàu.
Tôi nghĩ rằng trong vòng 5 năm tới, để tình hình tài chính của bản thân khá lên, nhiệm vụ quan trọng nhất cần thực hiện là ổn định nền tảng tài chính hiện có của bản thân.
Để làm được việc ấy, bạn bắt buộc không được dính vào 1 trong 3 sai lầm tai hại này.
Khoảng 2 năm trở lại đây, nếu để ý, bạn sẽ thấy gần như tất cả các ngành hàng, các thương hiệu từ cao cấp tới bình dân đều đang chạy đua trong việc giảm giá để kích cầu. Các sàn thương mại điện tử luôn bạt ngàn voucher giảm giá, các phiên livestream sale đậm sâu nối nhau san sát.
Những năm gần đây, kinh tế khó khăn, nhiều người đã bắt đầu hạ mức tiêu dùng. Thay vì mua sắm cho vui, cho giải tỏa stress, họ bắt đầu học cách tiết kiệm. Vô hình trung, việc này khiến các nhãn hàng không thể cho phép mình nằm ngoài cuộc đua giảm giá. Nhưng nếu chỉ vì chương trình ưu đãi quá hấp dẫn mà bạn quyết định mở hầu bao, vậy thì thật đáng tiếc, bạn đã mắc bẫy tăng mức tiêu dùng. Việc này thực tình không hề tốt cho sức khỏe tài chính của bạn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại.
Tục ngữ có câu: Ba năm dư dả, ba năm nợ nần; nghĩa là có năm tốt, cũng có năm “không được tốt lắm”. Vào những lúc ví tiền của bản thân rơi vào trạng thái hiu quạnh, tốt nhất là hãy dẹp bỏ mọi nhu cầu hão huyền, và chỉ tâm niệm một điều: Tiêu ít đi, tiết kiệm nhiều hơn.
Thành công vượt qua một năm khó khăn, mới có thể đón một năm sung túc. Hãy lấy đó làm động lực để tránh xa bẫy tăng mức chi tiêu.
Cách đây chưa lâu, tôi có đọc một cuộc khảo sát về chi phí nuôi con của các gia đình ở 2 thành phố lớn là Thượng Hải và Bắc Kinh. Kết quả cho thấy các khoản chi cho con cái chiếm tới 1/3 thu nhập của gia đình.
Điều này phần nào cho thấy phụ huynh thời nay không tiếc tiền đầu tư cho con cái, từ quần áo, đồ ăn, cho tới việc giáo dục.
Vài hôm trước, khi lướt MXH, tôi vô tình đọc được bài tâm sự của một bà mẹ có con sắp vào lớp 1. Mùa hè vừa qua, tổng số tiền mà cô đầu tư để cho con đi du lịch trải nghiệm, tham gia các lớp học thêm, các hoạt động trại hè,... lên tới 38.840 NDT (khoảng 136 tiệu đồng). Sau khi tổng kết chi phí, cô không thể không thảng thốt khi thấy con số cuối cùng. Dưới bài đăng của cô, nhiều bậc phụ huynh cũng tỏ ra thông cảm và cho biết kể từ khi con đến tuổi đi học, họ gần như “phá sản” vì chi phí học tập cho con trẻ thời nay sao mà cao quá.
Tất nhiên, nghĩa vụ của cha mẹ là phải hỗ trợ con cái, nhưng việc nuôi dạy con vượt quá khả năng của bản thân và chi tiêu quá mức có thể không phải là lựa chọn sáng suốt. Giáo dục con không đơn thuần nằm ở việc chi bộn tiền cho con đi học thêm, mà còn bao gồm việc nuôi dưỡng tinh thần, cùng con tạo ra những ký ức, những trải nghiệm đáng nhớ bên ông bà cha mẹ. Những hoạt động nuôi dưỡng tinh thần, tạo dựng ký ức tuổi thơ cho con thực sự không cần nhiều tiền, nhưng không ít bậc phụ huynh lại quên điều đó.
Gần đây, tôi có xem một phóng sự về thế hệ “cổ cồn trắng” dưới 35 tuổi. Họ là những người từ quê ra thành phố lập nghiệp, có người đang phấn đấu nỗ lực để sớm mua được nhà, có người lại cần mẫn “cày” hết công suất để trả khoản nợ của gia đình, hoặc hỗ trợ cha mẹ nuôi các em ăn học. Điểm chung của họ chính là có ít nhất 2 nguồn thu nhập, họ không hài lòng với việc chỉ có một nguồn thu.
Người nào giỏi thì có thể làm những công việc trí óc khác ngoài 8-9 tiếng cống hiến cho công việc full-time, người nào thiếu kỹ năng hơn thì sau giờ hành chính sẽ xin làm bồi bàn, hoặc nhân viên giao hàng. Để rút ngắn thời gian đạt được các mục tiêu cá nhân, họ làm việc không ngừng nghỉ, đơn giản vì 1 nguồn thu nhập có thể chẳng đủ trang trải cuộc sống.
Trong bối cảnh hiện tại, dù có bản thân có đang có áp lực tài chính hay không, thiết nghĩ, chúng ta cũng nên làm việc chăm chỉ hơn, không chỉ là một việc, mà nhiều việc cùng lúc. Thay vì dùng 7 buổi tối để vui chơi, tụ tập, hãy dành thời gian đó để kiếm tiền. Vì không ai có thể đảm bảo “cần câu cơm” hiện tại vẫn sẽ được đảm bảo trong 2-3 nữa.