Tranh cãi nhạc nhóm nữ Kpop lạm dụng ca từ tiếng Anh, Rosé - NewJeans "nằm không cũng dính đạn"

Tuyết Hiền, Theo Phụ Nữ Mới 20:00 01/11/2023

Tỷ lệ lời tiếng Anh trong sản phẩm của các girlgroup thế hệ mới ngày càng tăng mang về nhiều ý kiến trái chiều.

Mới đây, Circle Chart đã đưa ra thống kê việc sử dụng lời tiếng Anh trong các nhóm nhạc nữ tăng mạnh so với trước đây do ảnh hưởng từ BLACKPINK. Theo đó, tỷ lệ từ tiếng Anh trong các bài hát của các nhóm nữ hiện nay là 41,3%, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2018. Số liệu cụ thể của một số nhóm được liệt kê như sau: (G)I-DLE 53,6%, LE SSERAFIM 50,6%, BLACKPINK 50%, NMIXX 49,3%, NewJeans 48,4%, IVE 24,9%. Điều này tiếp tục khiến netizen tranh luận, đưa ra nhiều ý kiến trái chiều.

Tranh cãi nhạc nhóm nữ Kpop lạm dụng ca từ tiếng Anh, Rosé - NewJeans nằm không cũng dính đạn - Ảnh 1.

Lyrics tiếng Anh chiếm 53,6% trong âm nhạc của (G)I-DLE, nhóm còn phát hành single tiếng Anh quảng bá riêng

Tranh cãi nhạc nhóm nữ Kpop lạm dụng ca từ tiếng Anh, Rosé - NewJeans nằm không cũng dính đạn - Ảnh 2.

LE SSERAFIM cũng không ngoại lệ

Báo cáo của Circle Chart đề cập tới sự thành công toàn cầu của BLACKPINK vào năm 2020 với full album đầu tiên. BLACKPINK hợp tác với nhiều tên tuổi USUK như Lady Gaga, Cardi B, Selena Gomez,... và phát hành 4/8 là single tiếng Anh. Với những title track, dù vẫn là ca khúc tiếng Hàn thì tỷ lệ tiếng Anh cũng chiếm phần nhiều.

Tranh cãi nhạc nhóm nữ Kpop lạm dụng ca từ tiếng Anh, Rosé - NewJeans nằm không cũng dính đạn - Ảnh 3.

Báo cáo của Circle Chart đề cập tới sự thành công toàn cầu của BLACKPINK vào năm 2020 với full album đầu tiên

Sự lan toả khủng khiếp của How You Like That năm 2020 hay Pink Venom cùng toàn bộ album Born Pink đã tạo nên "công thức" nhiều công ty giải trí muốn theo đuổi. Các công ty tin rằng việc sử dụng lời bài hát tiếng Anh có thể nâng cao khả năng tiếp cận khán giả toàn cầu.

Thế nhưng, có ý kiến cho rằng các idol nữ đang lạm dụng lyrics tiếng Anh khi một số ca khúc được phát hành, quảng bá trên show âm nhạc nội địa lại không có mấy ca từ Hàn Quốc. Hai đại diện bị nêu ra chính là Rosé (BLACKPINK) và NewJeans. Năm 2021, Rosé quảng bá cá nhân với mini album -R-, gồm 2 ca khúc On The GroundGone, toàn bộ đều là tiếng Anh. Cô nàng tạo nên nhiều thành tích kỷ lục ở thời điểm phát hành và tranh cúp tuần show âm nhạc.

Tranh cãi nhạc nhóm nữ Kpop lạm dụng ca từ tiếng Anh, Rosé - NewJeans nằm không cũng dính đạn - Ảnh 4.

Rosé quảng bá cá nhân với mini album -R-, gồm 2 ca khúc On The Ground và Gone, toàn bộ đều là tiếng Anh

Về phần NewJeans, chưa đến 6 tháng sau khi ra mắt, nhóm đã lọt top Billboard Hot 100 với siêu hit Ditto. Cả E.P debut cho đến sản phẩm mới nhất là E.P Get Up, NewJeans đều cân chỉnh đủ tiếng Anh và tiếng Hàn trong các ca khúc. Chủ yếu các phần điệp khúc hay killing-part gây ấn tượng, dễ tạo nên xu hướng đều được ưu tiên tiếng Anh. Chính những điều này đã khiến Rosé và nhóm nữ của Min Hee Jin "nằm không cũng dính đạn".

Tranh cãi nhạc nhóm nữ Kpop lạm dụng ca từ tiếng Anh, Rosé - NewJeans nằm không cũng dính đạn - Ảnh 5.

Chưa đến 6 tháng sau khi ra mắt, NewJeans đã lọt top Billboard Hot 100 với siêu hit Ditto

Đứng trước loạt tranh cãi, các fan cho rằng việc chỉ trích nghệ sĩ Kpop dùng tiếng Anh nhiều trong các bài hát là khiên cưỡng, thiếu thuyết phục. Làn sóng Hallyu từ những năm đầu 2000 đã tham vọng "thâu tóm" châu Á, Kpop vốn là một trong những ngành công nghiệp "mũi nhọn" giúp Hàn Quốc xuất khẩu văn hoá. Nếu một nghệ sĩ Hàn có thể thành công với việc hát tiếng Anh thì cần được ca ngợi, không phải chỉ trích.