Tôi từng nghĩ chỉ cần đi đúng chợ là rẻ – cho đến khi biết cách này mới là "chân ái"

Thu Thanh, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 16:41 24/04/2025
Chia sẻ

Tôi từng rất tin vào một điều: Cứ đi chợ quen, sạp quen, đi sớm mỗi sáng là đã tiết kiệm. Tôi không la cà siêu thị, không mua online, không vung tay kiểu “mua cả thế giới”. Nhưng lạ là mỗi tháng tôi vẫn luôn trong tình trạng “gần cuối tháng là ví xẹp”.

Mãi đến khi tôi ngồi cùng mẹ – một người nội trợ kỹ tính – để tính lại chi tiêu tiền chợ trong 1 tháng, tôi mới nhận ra đi chợ quen chưa chắc đã tiết kiệm nếu không biết món nào nên mua vào lúc nào.

1. Mua trái mùa = Mua lỗ

Tôi từng nghĩ chỉ cần đi đúng chợ là rẻ – cho đến khi biết cách này mới là

Trong 1 tuần đầu tháng 3, tôi đã mua:

- 2 bó rau ngót: 15.000đ/bó (rau chưa vào mùa, non, vị nhạt)

- 1kg cá trắm: 95.000đ (mùa lạnh, cá ít béo, tanh)

- 1kg đậu bắp: 25.000đ (lác đác, quả già, ăn xơ)

Tổng: 180.000đ cho 3 món – chưa tính các món phụ.

Mẹ tôi – cũng tuần đó – mua rau cải, trứng gà, cá rô phi đang vào vụ, tổng cộng hết 120.000đ mà làm được 4 món ăn cả ngày. Bữa nào cũng có canh, món xào, đủ đạm – không dư cũng không thiếu.

2. Lỗ rò tài chính vì “không theo mùa”

Tôi bắt đầu ghi lại chi tiêu từng tuần. Sau 1 tháng, tôi thấy gần 700.000 đồng đã “trôi đi” chỉ vì mua những thứ không đúng mùa:

- Trái cây đầu vụ (mít, mận, dưa lưới) đắt gấp rưỡi mà ăn vẫn chua

- Rau trái mùa đắt và nhanh héo, khó bảo quản

- Cá, thịt mua sai thời điểm dễ ôi nhanh, nấu không ngon → phải bù thêm món khác

Mất tiền mà vẫn không đủ cảm giác no – đủ.

3. Tôi bắt đầu lên “kế hoạch chi tiêu theo mùa”

Tôi từng nghĩ chỉ cần đi đúng chợ là rẻ – cho đến khi biết cách này mới là

Không cần bảng excel phức tạp. Tôi chỉ làm 3 việc:

- Mỗi đầu tháng viết ra danh sách thực phẩm đang vào mùa

- Mỗi lần đi chợ, mang theo danh sách đó + ngân sách hôm đó (tiền mặt khoảng 120.000đ)

- Ghi lại những món bị hỏng/thừa/ăn không hết để rút kinh nghiệm lần sau

4. Kết quả sau 1 tháng thay đổi thói quen

Tôi không chỉ tiết kiệm được gần 800.000 đồng tiền chợ, mà còn thấy nhẹ đầu khi đi chợ – không còn cảnh “đứng giữa chợ mà không biết nên mua gì”. Mẹ tôi nói đúng: “Không phải cứ đi đúng chợ là rẻ – mà là phải biết khi nào nên mua gì. Mua sai thời điểm thì có giảm giá cũng vẫn lỗ”.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày