Tháng nào cũng tiêu âm cả chục triệu, phải lấy tiền tiết kiệm ra bù

Ngọc Linh, Theo Phụ nữ mới 23:21 13/11/2024
Chia sẻ

Không những không tiết kiệm được đồng nào, 2 gia đình này còn phải lấy tiền tiết kiệm ra để chi tiêu, hoặc không, thì “vay” thẻ tín dụng.

Thu nhập chỉ có nhiêu đó, mà danh sách những thứ cần chi cứ ngày một dài hơn, thành ra không những không để dành được đồng nào, mà còn tiêu âm cả vào tiền tiết kiệm trước đó, cũng không thể “sống thiếu thẻ tín dụng”.

Hết tiền tiêu thì lấy thẻ tín dụng ra quẹt, bao giờ có lương lại mang đi trả thẻ tín dụng, rồi lại tiếp tục dùng số tiền vừa trả vào thẻ để chi tiêu… Vòng lặp quẩn quanh, có phần đáng buồn này, lại là hiện thực của không ít gia đình hiện nay.

Tháng nào cũng tiêu âm 12-15 triệu

Trong các hội nhóm tâm sự, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, không khó để bắt gặp những bài đăng trải lòng về việc tiền kiếm chẳng đủ chi, như dưới đây chẳng hạn.

Được biết, gia đình này đang phải chữa trị bệnh cho con nhỏ, thu nhập hàng tháng 50 triệu nhưng tiền chi ra tới hơn 65 triệu, mà toàn là những khoản cơ bản.

“Vì em đang trong giai đoạn 1 năm khó khăn, phải chuyển vào TP.HCM chữa bệnh cho con, tiêu vén lắm rồi nhưng mỗi tháng vẫn hết 65 triệu, phải lấy tiền tiết kiệm ra bù mới đủ” - Cô viết.

Tháng nào cũng tiêu âm cả chục triệu, phải lấy tiền tiết kiệm ra bù- Ảnh 1.

Thu nhập 50 triệu nhưng tổng chi lên tới 65,3 triệu. Nhìn kỹ thì cũng không biết phải cắt giảm khoản nào cho được

Hay như câu chuyện của một cặp vợ chồng khác, dù cả gia đình may mắn đều khỏe mạnh, nhưng riêng trong tháng 11 này, dự chi của cả nhà đã âm khoảng chừng gần 12 triệu. Số tiền bị bội chi này, gia đình sẽ “vay” từ thẻ tín dụng.

Tháng nào cũng tiêu âm cả chục triệu, phải lấy tiền tiết kiệm ra bù- Ảnh 2.

Thu nhập 20 triệu, tiêu hết gần 32 triệu

Các khoản chi của gia đình này có thể tóm tắt như sau:

- Tiền học của 2 con: 9,5 triệu

- Tiền điện, nước, mạng: 2,6 triệu đồng

- Tiền ăn (ăn tối, sữa,...): 7 triệu

- Xăng xe, ăn vặt của 2 vợ chồng: 3 triệu

- Tiền tham quan: 800k

- Trả nợ: 5 triệu

- Phát sinh (quà 20/11, sinh nhật, vấn đề khác): 4 triệu

Đã đang có nợ phải trả (5 triệu mỗi tháng), mà lại tiêu âm tới gần 12 triệu trong thẻ tín dụng, nếu không nhanh chóng khắc phục tình trạng thu - chi mất cân đối thế này, tiền tiết kiệm có bao nhiêu cũng hết, và cũng rất dễ rơi vào vòng xoáy nợ nần vì lạm dụng thẻ tín dụng mà không có kế hoạch.

Chưa quản lý được chi tiêu, tốt nhất hãy tránh xa thẻ tín dụng

Nếu biết cách sử dụng và có kế hoạch thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn, việc dùng thẻ tín dụng có thể giúp chúng ta tiết kiệm được phần nào, nhờ vào tính năng hoàn tiền. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ lý trí và sự kỷ luật dùng thẻ tín dụng sinh lời chứ không sinh nợ.

Trong trường hợp bạn chưa tự tin với khả năng quản lý chi tiêu, hoặc chưa tự tin khẳng định mình có mức thu nhập đủ sống, hãy cân nhắc kỹ 3 yếu tố dưới đây trước khi đưa ra quyết định “có nên dùng thẻ tín dụng” hay không.

1 - Thẻ tín dụng có thể tạo ra ảo tưởng dư dả

Mỗi ngân hàng sẽ có một quy định khác nhau về lịch sử tín dụng, cũng như mức lương tối thiểu với khách hàng có nhu cầu mở thẻ tín dụng. Điểm chung ở đây chính là hạn mức tín dụng có thể cao gấp nhiều lần thu nhập của bạn trong một tháng. Đây chính là cái bẫy ảo tưởng dư dả.

Ví dụ, lương của bạn là 15 triệu/tháng, ngân hàng có thể cấp cho bạn thẻ tín dụng với hạn mức 50 triệu. Điều này không có nghĩa là bạn đang có 50 triệu, nhưng bạn lại có cảm giác như thể mình đang thực sự có 50 triệu. Lúc này, hành vi tiêu dùng của các bạn sẽ nương theo con số 50 triệu; chứ không còn nằm ở 15 triệu nữa.

Tháng nào cũng tiêu âm cả chục triệu, phải lấy tiền tiết kiệm ra bù- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Và chỉ cần bạn duy trì hành vi tiêu dùng như vậy trong một vài năm, thậm chí là vài tháng, chẳng mấy chốc sẽ đến lúc mức chi tiêu hàng tháng của bạn vượt qua mức thu nhập hàng tháng. Vòng xoáy nợ nần cũng từ đó mà ra.

2 - Bẫy “thanh toán dư nợ tối thiểu”

Thay vì thanh toán toàn bộ số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ cho phép bạn thanh toán một phần - gọi là dư nợ tối thiểu, thường là 5% tổng số tiền bạn đã chi tiêu từ thẻ.

Ví dụ: Trong kỳ sao kê vừa qua, bạn chi tiêu hết 20 triệu từ thẻ tín dụng, nhưng bạn lại chẳng có đủ 20 triệu để thanh toán toàn bộ dư nợ. Và thế là bạn lựa chọn thanh toán dư nợ tối thiểu.

Thoạt nghe, việc thanh toán dư nợ tối thiểu tưởng chừng rất có lợi cho những chủ thẻ đã “lỡ tiêu quá nhiều nhưng chẳng trả được bao nhiêu”. Thực hiện thanh toán mức tối thiểu đó, bạn sẽ không bị liệt vào nhóm nợ xấu, không bị khóa thẻ tín dụng. Tháng sau, nếu thẻ của bạn còn hạn mức, bạn vẫn có thể chi tiêu.

Tuy nhiên, “thanh toán dư nợ tối thiểu” vẫn là 1 cái bẫy, vì khi đó, ngân hàng sẽ tính lãi dựa trên toàn bộ dư nợ, mức lãi suất có thể lên tới 25-40% toàn bộ dư nợ - chính là tổng số tiền bạn đã chi tiêu và chưa trả được trong kỳ sao kê đó.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày