Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một cô gái 20 tuổi về cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm, khiến ai xem cũng phải thốt lên “còn trẻ mà có ý thức vun vén quá”.
Trong bài đăng của mình, cô bạn cho biết hiện tại bản thân đang làm 3 công việc cùng lúc: Ban ngày đi làm full-time theo giờ hành chính, buổi tối đi dạy thêm tiếng Anh, kết hợp với nhận những công việc từ xa đúng kỹ năng, chuyên môn. Trung bình tổng thu nhập hàng tháng của cô rơi vào khoảng 20 triệu.
Với mức thu nhập như vậy, cô tiết kiệm được hơn 12 triệu mỗi tháng. Bí quyết gói gọn trong 2 bức ảnh dưới đây.
Bên cạnh việc quản lý chi tiêu chặt chẽ, cô cũng chia sẻ bí quyết cắt giảm khoản chi để tăng tỉ lệ tiết kiệm.
“Em ghép với bạn để giảm chi phí, mùa đông thì tiền điện nước nhẹ hơn, tầm 2,5 triệu tất cả thôi. Xăng xe tối đa 500k/tháng, em đi làm gần 20km/ngày, cả đi lẫn về, mỗi tuần đổ xăng hết khoảng 100-120k.
Mua sắm cá nhân, khoảng 1 triệu/tháng, chủ yếu là quần áo và đồ skincare thì em hay săn sale và chỉ mua khi cần hoặc đồ hỏng.
Phần giải trí chủ yếu là tiền cà phê, xem phim với bạn bè vào cuối tuần, trung bình 500k/tháng.
Riêng với khoản tiền ăn thì em cố định 1 triệu tiền ăn sáng, cà phê sáng và ăn trưa thì ăn ở công ty, bữa tối em tự nấu ở nhà với bạn. Do không biết trả giá hay lựa đồ ngon ở chợ nên em hay đi siêu thị, để tiết kiệm tiền đi siêu thị thì em canh sale. Ví dụ như mua thịt cận date để được giảm giá, hoặc mua rau lúc tối muộn để được mua 1 tặng 1. Tuy không phải là hàng mới trong ngày nhưng mua về nấu ngay thì đồ ăn vẫn ngon” - Cô bạn chia sẻ.
Cuối bài đăng của mình, cô có đề cập tới mục tiêu mua nhà và đặt ra thắc mắc không biết với cách tiết kiệm, chi tiêu như hiện tại thì có mua được nhà ở Hà Nội hay không.
“Tính đến tháng 11 năm nay, em đã để được 100 triệu. Dù đang sống khá tiết kiệm nhưng em cảm thấy vẫn không đủ tiền để tương lai xây dựng gia đình và sinh sống tại Hà Nội. Hiện tại, em cũng không đi chơi xa bao giờ, cũng không dám tận hưởng cuộc sống. Theo các chị, với thu nhập và chi tiêu như hiện tại, em có nên tiếp tục vén thêm không, và liệu trong tương lai có cơ hội mua nhà ở Hà Nội không ạ?”.
Dành khoảng chừng 2 phút “soi” thật kỹ file quản lý chi tiêu của cô gái 24 tuổi này, bạn sẽ “bỏ túi” được kha khá bí quyết cho riêng mình đấy.
1 - Cách tạo file quản lý chi tiêu
Quản lý chi tiêu không khó. Nếu bạn thấy nó khó, lý do có thể chỉ đơn giản vì bạn chưa biết cách tạo file quản lý chi tiêu dễ hiểu mà thôi. Dễ hiểu ở đây nghĩa là chỉ cần nhìn vào file, bạn sẽ biết được khoản chi này tốn bao nhiêu tiền theo tháng, và nó chiếm bao nhiêu % thu nhập. Nhìn vào tỷ lệ % đó là sẽ biết ngay khoản chi nào cao bất thường hay cần có sự điều chỉnh, từ đó, đi sâu vào từng khoản chi cụ thể và tìm cách tối ưu chi tiêu.
Tất cả những điều đó, cô bạn này đều làm được và đó là lý do file quản lý chi tiêu của cô rất dễ hiểu. Đáng học hỏi!
2 - Kỷ luật với bản thân
Thử tính toán nhanh thế này: Mỗi tháng, cô chi tiêu hết khoảng 8 triệu đồng - tương đương với 40% thu nhập, phần còn lại, cô đều dùng để tiết kiệm.
Trong bài đăng của mình, cô cũng có viết: “Hiện tại, em cũng không đi chơi xa bao giờ, cũng không dám tận hưởng cuộc sống”.
Thu nhập 20 triệu đồng/tháng, chỉ tiêu 8 triệu và tối giản mọi nhu cầu từ mua sắm, ăn uống tới vui chơi, tận hưởng cuộc sống, không khó để nhận ra tính kỷ luật của cô gái này. Có kế hoạch chi tiêu, lập ngân sách cụ thể cho từng khoản chi chỉ là bước đầu, nhưng có bám sát và tuân thủ các kế hoạch đã đề ra hay không mới là điều quan trọng.
Và thường thì chúng ta luôn thất bại ở bước thứ 2 này, vì thiếu tính kỷ luật - Yếu tố cốt lõi làm nên sự khác biệt giữa người “vén khéo” với người vụng chi.