Nhiễm trùng thận khác với viêm bàng quang, đây là một căn bệnh bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới (ở bàng quang và niệu đạo). Sau khi vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu có thể gây ra bệnh nhiễm trùng thận.
Có rất nhiều loại virus, vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiễm trùng thận. Tuy nhiên, trong đó thì vi khuẩn E. coli (Escherichia coli) thường được xem là nguyên nhân chính. Ngoài ra, một trường hợp cũng hiếm xảy ra là bị nhiễm trùng sau khi trải qua một ca phẫu thuật thận.
- Nước tiểu có mùi hôi: Đây là một dấu hiệu rất thầm lặng của bệnh nhiễm trùng thận. Mùi hôi này cũng khác hoàn toàn với mùi bình thường của nước tiểu. Điều này là do khi thận bị nhiễm trùng, mủ sẽ được tạo ra trong đó và chúng ra ngoài thông qua đường nước tiểu, từ đó làm cho nước tiểu có mùi hôi thối.
- Đau buốt khi đi tiểu: Nếu nữ giới cảm thấy có hiện tượng bỏng rát sau khi đi tiểu thì đừng nên chủ quan bỏ qua vì nhiều khả năng đó là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng thận. Ngoài ra, nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang... gây đau nhức khi đi tiểu.
- Đi tiểu thường xuyên: Khi nhận thấy tần suất đi tiểu của mình ngày càng nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu lại không nhiều hơn bình thường là mấy thì đó có thể là do bệnh nhiễm trùng thận gây ra. Khi các mô của thận bị nhiễm khuẩn, chúng sẽ gây viêm và kích thích bàng quang nhiều hơn, từ đó làm bạn đi tiểu nhiều mất kiểm soát.
- Đau nhức lưng: Thận bị nhiễm trùng sẽ có hiện tượng sưng lên và vì thận nằm ở gần lưng hơn bụng nên dễ gây ra những cơn đau ở vùng lưng dưới, nhất là khi nó bị viêm và nhiễm trùng. Cơn đau lưng này thường không quá dữ dội nên nhiều người cũng chủ quan bỏ qua. Thế nhưng, khi thấy tình trạng đau lưng kéo dài dai dẳng thì bạn nên chủ động đi kiểm tra và điều trị sớm.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu.
- Lau sạch vùng kín từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh.
- Tránh dùng thuốc xịt khử mùi ở vùng kín thường xuyên.