Stephen Hawking: Trí tuệ nhân tạo có thể là điều tồi tệ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại

Hoài Thu, Theo Nhịp sống kinh tế 11:09 14/03/2018
Chia sẻ

Nhà vật lý cao cấp Stephen Hawking cho rằng sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể là "sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại" trừ khi xã hội tìm được cách kiểm soát sự phát triển của nó.

Nhà vật lý Stephen Hawking nói rằng sự xuất hiện của trí thông minh nhân tạo có thể là "điều tồi tệ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại". Ông kêu gọi các nhà sáng tạo ra trí tuệ nhân tạo hãy "sử dụng tốt nhất và quản lý hiệu quả những phát minh này".

Tại hội thảo Web Summit diễn ra tại Lisbon – Bồ Đào Nha, ông Hawking cho rằng: "Máy tính có thể bắt chước trí thông minh của loài người, thậm chí chúng còn có thể vượt xa trí thông minh của con người".

Đồng thời, nhà vật lý cao cấp Stephen Hawking cũng đã nói lên những tiềm năng của AI trong việc xóa bỏ những thiệt hại được được gây ra bởi thế giới tự nhiên, xóa bỏ đói nghèo, bệnh tật, với mọi khía cạnh của xã hội chuyển hóa. Nhưng Stephen Hawking cũng thừa nhận rằng, với sự phát triển của AI, chúng ta đang có một tương lai không rõ ràng.

Stephen Hawking: Trí tuệ nhân tạo có thể là điều tồi tệ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại - Ảnh 1.

Nhà vật lý Stephen Hawking.

"Thành công trong việc chế tạo hiệu quả AI có thể là sự kiện lớn nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại. Như nó cũng có thể được xem là sự kiện tồi tệ nhất. Chúng ta chưa biết được ảnh hưởng của nó tới nhân loại. Chúng ta không thể biết là chúng ta sẽ được trợ giúp bởi AI, hoặc có thể bỏ qua nó hay sẽ bị phá hủy bởi phát minh này", ông Hawking cho biết trong bài phát biểu.

"Nếu con người không học được cách làm thế nào để chuẩn bị cũng như tránh những nguy cơ tiềm ẩn thì AI có thể sẽ trở thành điều tồi tệ nhất của văn minh nhân loại. AI sẽ đem lại sự nguy hiểm như một thứ vũ khí có thể tự trị hoặc nó biến thành phương tiện để người áp bức người nhiều hơn, gây ra mối nguy cơ lớn đối với nền kinh tế của chúng ta".

Ông Hawking cho rằng để tránh những mối nguy cơ tiềm ẩn từ AI, những người sáng tạo ra các cỗ máy trí tuệ nhân tạo, robot cần phải sử dụng những phương pháp kiểm soát và quản lý chúng hiệu quả.

Các nhà khoa học đã nhấn mạnh rằng một số vấn đề liên quan tới công việc lập pháp được thực hiện tại châu Âu, đặc biệt là các đề xuất trong việc thiết lập các quy tắc mới về AI và robot. Các thành viên trong Hội đồng châu Âu cho biết các nguyên tắc của Liên minh châu Âu đối với việc quản lý và sử dụng AI là vô cùng cần thiết.

"Tôi là một người lạc quan và tôi tin rằng chúng ta có thể tạo ra AI nhằm giúp cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn, đồng thời chúng ta cũng có thể làm việc hài hòa với nó. Chỉ cần chúng ta nhận thức và xác định đúng mục đích sử dụng, cách sử dụng, quản lý hiệu quả cũng như đề phòng được những hậu quả mà chúng có thể gây ra", ông Hawking chia sẻ.

Đây không phải là lần đầu tiên mà nhà vật lý người Anh cảnh báo về nguy cơ của AI. Ông đã tham gia vào một nhóm người có tiếng nói quan trọng trong khoa học và công nghệ để nói về những mối quan tâm của họ. Ngoài Hawking, CEO của Tesla và SpaceX, Elon Musk gần đây cũng đã lên tiếng về việc AI có thể gây ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, thậm chí con người phải kết hợp với máy móc để duy trì sự tồn tại trong tương lai.

Một số ý kiến khác đề xuất việc giải quyết với AI. Bill Gates – người sáng lập ra Microsoft nói rằng, các robot sẽ phải chịu các khoản thuế thu nhập. Một số nhân vật quan trọng đã lập luận chống lại các kịch bản ngày tận thế. Giám đốc điều hành Facebook, ông Mark Zuckerberg cho rằng kịch bản về ngày tận thế là không có cơ sở và ông "thực sự lạc quan" về tương lai của AI.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày