Năm 1999, Towana Looney đã hiến tặng một quả thận cho mẹ mình. Vài năm sau, biến chứng trong thời kỳ mang thai của cô đã dẫn đến tình trạng huyết áp cao nghiêm trọng và suy thận. Từ tháng 12/2016, Rooney phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống, ba lần một tuần, mỗi lần bốn giờ.
Vào năm 2017, Looney được đưa vào danh sách chờ ghép thận, nhưng cô có nồng độ kháng thể chống lại kháng thể dị loại của người khác trong máu cao bất thường và cô hầu như không có cơ hội tìm được quả thận phù hợp.
Tình trạng của Looney dần trở nên tồi tệ hơn, và vào cuối năm 2024, theo chương trình sử dụng nhân đạo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Looney được chấp thuận để ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa 10 gen - bao gồm việc loại bỏ ba loại kháng nguyên lạ chính (Gal, Sda, Neu5Gc) và một thụ thể hormone tăng trưởng ở lợn, và bổ sung 6 gen chuyển gen của người. Mục đích của việc chỉnh sửa gen là làm cho thận lợn tương thích hơn với người nhận và giảm khả năng đào thải.
Looney (phải) và con gái của cô ấy
Ngày 25/11/2024, Looney chính thức được ghép thận lợn, trở thành người thứ ba được ghép thận lợn trên thế giới.
Tính đến ngày 30/1/2025, Looney đã sống an toàn trong 67 ngày với quả thận lợn được chỉnh sửa gen, cô cũng trở thành bệnh nhân ghép nội tạng lợn sống lâu nhất. Trước Looney, 2 bệnh được được ghép thận lợn đều không thể sống quá 2 tháng.
Looney chia sẻ: "Tôi đi bộ rất nhiều, đôi khi là 10 dãy nhà một ngày. Trước khi ghép thận, tôi cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và không có năng lượng để ăn. Nhưng bây giờ tôi muốn ăn mỗi giờ", Kể từ khi xuất viện, Looney đã đi tham quan và mua sắm ở Manhattan.
"Cô ấy hồi phục rất tốt", Tiến sĩ Robert Montgomery, Giám đốc Viện cấy ghép tại NYU Langone, người thực hiện ca phẫu thuật cho Looney, cho biết. "Nếu bạn tình cờ gặp cô ấy trên phố, bạn sẽ không bao giờ đoán được cô ấy là người duy nhất trên thế giới đi lại với một quả thận lợn đang hoạt động".
Tìm ra nguyên nhân thất bại của các ca ghép thận lợn trước
Đầu năm 2025, một nhóm phẫu thuật từ Trường Y khoa Đại học Maryland (Hoa Kỳ) đã công bố báo cáo phân tích chi tiết về trường hợp thứ hai cấy ghép tim lợn chỉnh sửa gen trên tạp chí Nature Medicine.
Báo cáo ghi lại tình trạng hậu phẫu của người nhận tim, bao gồm các dấu hiệu đào thải tim được phát hiện trong lần sinh thiết đầu tiên hai tuần sau phẫu thuật và xác định những thách thức cần phải vượt qua trong ca ghép tim khác loài trong tương lai.
Bệnh nhân này quyết định ngừng điều trị 40 ngày sau phẫu thuật. Báo cáo ghi nhận những dấu hiệu ban đầu của tình trạng đào thải tim lợn, đã được chỉnh sửa 10 gen, trong lần sinh thiết đầu tiên sau phẫu thuật, nhưng tim lợn cho thấy chức năng tâm thu và tâm trương tốt trong vài tuần đầu sau khi ghép, một kết quả đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết tình trạng thiếu tim hiến tặng trên toàn cầu.
Trường hợp này đã dạy cho nhóm nghiên cứu rằng cần phải nghiên cứu thêm để vượt qua những trở ngại như tình trạng đào thải qua trung gian kháng thể. Ngay cả khi chọn những bệnh nhân có mức kháng thể kháng lợn thấp, người ta vẫn quan sát thấy lượng kháng thể này tăng đáng kể, cuối cùng gây tổn thương tim và dẫn đến thất bại trong ghép tạng.
Để các ca cấy ghép trong tương lai thành công, có thể cần phải xử lý và ức chế các kháng thể này một cách tích cực hơn. Nghiên cứu này cũng làm sáng tỏ thêm tác động của các cơ chế miễn dịch khác đối với tình trạng thất bại trong ghép tạng.
Nguồn và ảnh: Science and Technology Daily, People's Daily Health Client, The Paper