Ẩm thực là một trong những lĩnh vực vô cùng thú vị và nhiều điều kỳ thú. Cứ tưởng rằng nhắc đến ăn thì cần phải "thơm" và "ngon". Thế nhưng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhiều món ăn dù có mùi rất "khắm" hay thậm chí là "thối" nhưng vẫn là đặc sản được nhiều người săn lùng và không phải lúc nào muốn cũng có cơ hội thưởng thức ngay bởi không phải ở đâu cũng có bán những món này đâu nhé!
Đây là một món đặc sản nổi tiếng của Pleiku với đặc trưng là phần nước dùng làm từ cua đồng ủ 1 ngày đêm rồi mới mang đi nấu. Cũng bởi cách chế biến này mà nước dùng có màu đen và hơi... khó ngửi. Theo ý kiến của nhiều người, trong lần đầu ăn thử, nhiều người có thể sẽ cảm thấy "hoảng sợ" với mùi hương của món này, thế nhưng nếu đã thích rồi thì rất dễ "nghiện".
Đây là một món đặc sản cũng rất nổi tiếng của các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc. Đặc điểm của món này chính là mùi rất khó ngửi và có vị hơi đắng bởi nó được nấu từ nội tạng cùng một số phần khác bên trong con gia súc, điển hình như tiết đông, đuôi, dạ dày, cuống tim, ruột non của bò hoặc dê... Nậm Pịa được xem là món đặc sản vùng cao mà rất nhiều vị khách ghé thăm đều muốn thử trải nghiệm dù trải nghiệm này cũng mang tính thử thách rất cao.
Với nguyên liệu không thể thiếu là mắm, bún mắm và lẩu mắm dù rất ngon nhưng người ăn sẽ phải "đối mặt" với mùi hương rất nồng của mắm. Ăn xong các món này, quần áo toàn mùi mắm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, bún mắm và lẩu mắm vẫn là những đặc sản được rất nhiều người yêu thích mà các vị khách du lịch khi đến miền Tây đều muốn thử, kể cả khách nước ngoài.
Để nói về độ "mùi" của mắm tôm thì hiếm có loại mắm nào có thể đọ được rồi. Khi ăn, mắm tôm để lại mùi hương rất lâu và có thể khiến cho người ăn trở thành tâm điểm chú ý và nhiều tình huống... khó xử. Thế nhưng bát mắm tôm vắt thêm chanh, thêm đường, ớt rồi khuấy đều, chấm đậu rán, chả cốm hay bún lá lại khiến nhiều người không thể khước từ.