Nhiều hàng quán Hà Nội nghỉ mất hút đến tận mùng 80 Tết chưa mở: nhà muốn chống dịch triệt để, nhà không bán online vì “mù công nghệ”

Ngọc Ánh, Theo Tổ Quốc 20:54 16/04/2020

Mặc dù hình thức giao hàng online đang rất thịnh hành, nhất là với mặt hàng ăn uống, thế nhưng vẫn có những hàng ăn quyết đóng cửa chờ hết dịch rồi mới mở.

Mặc dù đã có những diễn biến khả quan hơn, nhưng để chống dịch Covid-19 một cách triệt để, chúng ta vẫn tiếp tục cần thực hiện những biện pháp phòng tránh. Tính đến thời điểm này, có 28 tỉnh thành sẽ phải thực hiện cách ly xã hội đến hết ngày 22/4, trong đó bao gồm cả Hà Nội. Và một điều đương nhiên, với mọi người nói chung và hội food-aholic nói riêng thì chúng ta sẽ tiếp tục quãng thời gian gọi đồ ăn bằng dịch vụ giao hàng thêm 1 tuần nữa. 

Tuy nhiên, dù đã có dịch vụ giao hàng online nhưng không phải muốn ăn món nào, ở cửa hàng nào cũng được. Bởi trong khi đa số hàng quán vẫn bán online thì cũng không có ít hàng ăn quyết định đóng cửa mà không bán online. Mặc dù việc tạm nghỉ luôn như vậy sẽ gây ra rất nhiều tổn thất, nhưng với những lý do khác nhau, nhiều hàng ăn uống ở Hà Nội vẫn lựa chọn cho mình cách "cửa đóng then cài" luôn, chờ hết dịch mới mở. 

Nhiều hàng quán Hà Nội nghỉ mất hút đến tận mùng 80 Tết chưa mở: nhà muốn chống dịch triệt để, nhà không bán online vì “mù công nghệ” - Ảnh 1.

Đại diện của Phở Thìn Lò Đúc cho biết: "Kể từ khi có yêu cầu của Chính Phủ về việc hàng quán tạm đóng cửa là nhà chị cũng nghỉ luôn, không bán online. Chị cũng muốn chống dịch cho triệt để nên thôi mình tạm nghỉ ngơi chờ đến ngày hết dịch. Giờ chị cũng đang mong sớm hết dịch bệnh để được mở cửa lại đây". Bên cạnh đó, chị Ly cũng chia sẻ về việc phải chịu những tổn thất trong thời gian đóng cửa như tiền mặt bằng, tiền hỗ trợ lương cho nhân viên... Thế nhưng vì nhiệm vụ chống dịch được đặt lên hàng đầu nên gia đình chị vẫn nghiêm chỉnh chấp hành.

Nhiều hàng quán Hà Nội nghỉ mất hút đến tận mùng 80 Tết chưa mở: nhà muốn chống dịch triệt để, nhà không bán online vì “mù công nghệ” - Ảnh 2.

Cũng với lý do để phòng chống dịch bệnh triệt để hơn (nhà hàng nằm trong khu vực phố cổ, sợ sẽ tụ shipper đông), bánh cuốn Bà Hanh (Thọ Xương) còn đóng cửa và không bán online bởi lý do đã cho nhân viên tạm nghỉ về quê hết. Đến khi có thông báo được phép mở cửa trở lại thì cửa hàng sẽ hoạt động lại cả hình thức bán tại quán và bán giao hàng về tận nhà.

Nhiều hàng quán Hà Nội nghỉ mất hút đến tận mùng 80 Tết chưa mở: nhà muốn chống dịch triệt để, nhà không bán online vì “mù công nghệ” - Ảnh 3.

Cũng với lý do như trên, cửa hàng bánh mì Nguyên Sinh (Lý Quốc Sư) cũng đang tạm đóng cửa, không bán online. Cafe Thái (Triệu Việt Vương) chỉ ship cafe gói cho những khách hàng thực sự có nhu cầu chứ cũng không ship các món đồ uống trong menu.

Nhiều hàng quán Hà Nội nghỉ mất hút đến tận mùng 80 Tết chưa mở: nhà muốn chống dịch triệt để, nhà không bán online vì “mù công nghệ” - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, cũng có những hàng không bán online vì các lý do khá... trớ trêu. Điển hình là bún ngan Nhàn, do "mù công nghệ" nên cũng không thể bán online. Chỉ đến cách đây vài ngày, sau khi đã nghỉ một thời gian dài, chủ quán quyết định mở bán cho khách mua mang về, chỉ biết nhờ người hàng xóm đăng thông tin lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. 

Nhiều hàng quán Hà Nội nghỉ mất hút đến tận mùng 80 Tết chưa mở: nhà muốn chống dịch triệt để, nhà không bán online vì “mù công nghệ” - Ảnh 5.

Hiện tại, các hàng quán đều mong muốn nhanh chóng hết dịch để có thể mở cửa và hoạt động bình thường trở lại. Có lẽ đây cũng là điều mà rất nhiều food-aholic mong muốn suốt những ngày qua.

Rất nhiều chủ nhà hàng, quán ăn đang phải đối mặt với khó khăn khi nguồn thu offline không còn, việc chuyển đổi sang bán online thì chưa thành thục bởi không biết sử dụng công nghệ, thực đơn phải thay đổi, không có nhân viên hỗ trợ,...

Nhằm giải quyết vấn đề này, VCCorp mang đến ứng dụng BizFly Nhà Hàng giúp ngay cả các cửa hàng nhỏ cũng có thể sử dụng ngay, thao tác dễ dàng, thúc đẩy doanh thu online:

1. Chủ động có kênh bán riêng trên Fanpage, không cần Website. Kênh bán hàng có chatbot ảo hỗ trợ tư vấn, đặt món trực tuyến 24/7, có hệ thống giao hàng uy tín.

2. Cắt giảm chi phí nhân sự. Một nhân viên có thể đồng thời quản lý nhiều cơ sở, kênh bán hàng online (Facebook, Website, App,...) cùng một lúc trên nền tảng online

3. Giảm chi phí vận hành, rút ngắn thời gian giao hàng nhờ quy trình chuẩn đồng bộ từ tư vấn đặt hàng, chốt đơn gọi món về nhà, quản lý giao hàng, quản lý đơn hàng

4. Tăng doanh thu nhờ hệ thống báo cáo đánh giá thực đơn đặt nhiều, đặt ít, giờ cao điểm,...

BIZFLY QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ONLINE - TĂNG TRƯỞNG GẤP HAI - SAY BYE COVID

Đăng ký dùng thử tại đây

Nhiều hàng quán Hà Nội nghỉ mất hút đến tận mùng 80 Tết chưa mở: nhà muốn chống dịch triệt để, nhà không bán online vì “mù công nghệ” - Ảnh 7.