Có thể do gen di truyền nên đôi mắt của bạn to hoặc trố hơn người bình thường, tuy nhiên, nếu không phải thì mắt có nhiều khả năng là một dấu hiệu cho thấy tuyến giáp của bạn đang có vấn đề. Chính sự thay đổi bất thường từ tuyến giáp khiến cho các mô xung quanh mắt bị sưng lên, từ đó làm thay đổi kích thước mắt và mắt dần dần bị đẩy ra ngoài.
Một vài bệnh về gan như viêm gan, xơ gan... có thể là nguyên nhân khiến lòng trắng trong đôi mắt của bạn đổi sang màu vàng. Màu mắt thay đổi cũng đồng nghĩa là sự chuyển hóa các chất trong cơ thể gặp vấn đề, điều này bắt nguồn từ bộ phận gan làm việc không tốt. Do đó, ngay khi thấy mình gặp phải hiện tượng này thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Khi khép mắt lại, nếu bạn thấy bên trong mí mắt trông nhợt nhạt bất thường thì có thể là do bệnh thiếu máu (thiếu sắt) gây ra. Mặt khác, đây cũng có thể là một dấu hiệu của chứng chảy máu trong mắt. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này thì bạn nên chủ động đi khám chuyên khoa sớm.
Bệnh huyết áp cao có thể làm các mạch máu nổi lên ở dạng xoắn, từ đó gây ra tình trạng mắt đỏ. Nguy hiểm hơn, nhiều người thường hay chủ quan bỏ qua các triệu chứng của bệnh này nên khi phát hiện muộn sẽ rất khó điều trị, thậm chí còn dẫn đến tình trạng đột quỵ.
Tình trạng mọc chắp ở mắt là khi mí mắt sưng cục, gây đau đớn và khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến bã nhờn bị chặn nên gây ứ đọng và tạo chắp. Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này thì nhiều khả năng là do bệnh ung thư biểu mô tuyến bã nhờn gây ra.
Có thể là do những tổn thương mạch máu trong mô võng mạc nhạy sáng nên khiến mắt nhìn lóa hay từ một vật thành hai. Nguyên nhân hình thành chủ yếu là do bệnh tiểu đường nên bạn cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, chúng cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Nếu không chủ động điều trị sớm thì nhiều khả năng thị lực của bạn sẽ bị suy yếu về sau.