Người EQ thấp thích nói 4 giọng điệu này, ai tiếp xúc gần cũng chẳng ưa

Mini, Theo Thanh niên Việt 10:17 20/02/2025
Chia sẻ

Nói chuyện theo 4 kiểu này chính là biểu hiện phổ biến của người có EQ thấp.

Nói chuyện là một nghệ thuật. Nếu không biết cách sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, bạn có thể vô tình gây ra những hiểu lầm, thậm chí khiến lời nói lệch đi so với ý định, suy nghĩ của bạn. Người có EQ thấp thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình, vô tình khiến người khác khó chịu qua cách họ diễn đạt.

Người EQ thấp thường nói chuyện theo 4 giọng điệu này, dễ khiến người nghe cảm thấy khó chịu.

1. Giọng điệu nghi ngờ

Khi bạn kể chuyện vui với người khác, bạn mong đợi điều gì từ phản hồi của họ? Nếu bạn háo hức kể cho ai đó nghe về một chuyện vui, nhưng họ lại hỏi bạn bằng một giọng điệu nghi ngờ: “Điều này có thật không?”. Trong trường hợp này, liệu bạn còn muốn tiếp tục cuộc trò chuyện?

Giọng điệu hoài nghi thể hiện sự thiếu tin tưởng vào tính chân thực của sự việc, điều này khiến người nghe cảm thấy không được tôn trọng. Nếu bạn thường xuyên nghi ngờ về những gì người khác nói, bạn vô tình làm giảm đi mong muốn chia sẻ của họ. Lâu dần, họ có thể sẽ chọn cách xa lánh bạn.

Một cuộc giao tiếp không có sự tin tưởng thì không có ý nghĩa. Đây có thể chỉ là thói quen trong cách nói chuyện của bạn, nhưng đối với người nghe, điều này giống như một sự nghi ngờ dành cho chính họ. Thói quen thường xuyên nghi ngờ cũng là dấu hiệu cho thấy một người đang thiếu cảm giác an toàn trong lòng.

Người EQ thấp thích nói 4 giọng điệu này, ai tiếp xúc gần cũng chẳng ưa- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

2. Giọng điệu thờ ơ

Nhiều người sau khi tranh cãi thường mất kiên nhẫn và nói với đối phương: “Muốn nghĩ sao thì nghĩ!”. Cách nói này dễ khiến người nghe cảm thấy mình không được tôn trọng. Thay vì làm dịu căng thẳng, câu nói này thường khiến đối phương càng tức giận hợn.

Khi bạn thể hiện thái độ thờ ơ, đối phương sẽ cảm nhận rằng bạn không còn muốn tiếp tục cuộc trò chuyện. Vì vậy, trong giao tiếp, chúng ta cần chú ý đến cách diễn đạt và giọng điệu của mình.

3. Giọng điệu hỏi ngược

So với câu hỏi thông thường, câu hỏi ngược dễ khiến người nghe cảm thấy khó chịu và ngượng ngùng hơn. Giọng điệu chất vấn không chỉ mang ý phủ định mạnh hơngiọng điệu nghi ngờ, mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng đối phương.

Chẳng hạn, những câu như: “Không phải tôi đã nói với bạn rồi sao?” hay “Bạn thậm chí không làm được một câu hỏi đơn giản thế này à?",... Việc đặt ra những câu hỏi như vậy thực chất là một cách nói với người khác rằng “bạn sai, tôi đúng”.

Trong quá trình giao tiếp, sự gắn kết giữa các mối quan hệ dựa trên niềm tin và sự trân trọng lẫn nhau. Khi phải đối diện với những người luôn phủ nhận mình, rất khó để bạn mở lòng. Những người hay dùng giọng điệu chất vấn thường thiếu tinh tế trong giao tiếp, đây cũng là một dấu hiệu điển hình của người EQ thấp.

4. Giọng điệu ra lệnh

Chắc hẳn ai cũng từng gặp những người thích dùng giọng điệu ra lệnh khi nói chuyện với người khác, ví dụ như: “Này! Mua cho tôi chai nước!”. Cách nói này dễ khiến người nghe cảm thấy khó chịu, khiến họ không thoải mái. Suy cho cùng, chẳng ai muốn bị người khác sai bảo như cấp dưới cả.

Người EQ thấp thích nói 4 giọng điệu này, ai tiếp xúc gần cũng chẳng ưa- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Vậy nên nói chuyện như thế nào? Nắm bắt 2 nguyên tắc sau khi giao tiếp, bạn sẽ trở thành người biết cách ăn nói tinh tế hơn

Biết cách khen ngợi người khác nhiều hơn

Bất kỳ ai cũng muốn được công nhận và trân trọng. Mọi người gần như đều thích nghe những lời khen ngợi, bởi đó không chỉ là sự khích lệ mà còn là cách thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp.

Những người có EQ cao thường biết cách đáp lại lời khen bằng sự trân trọng, đồng thời dành lại cho đối phương những lời động viên tích cực. Điều này giúp cuộc trò chuyện trở nên thoải mái hơn và khiến mối quan hệ giữa hai bên thêm gắn kết.

Ngược lại, khi ai đó đang tự hào về thành quả của mình, nếu bạn buông lời nhận xét mỉa mai hay tỏ ra ghen tị, mối quan hệ giữa hai người sẽ nhanh chóng trở nên căng thẳng.

Nói chuyện tinh tế, khéo léo hơn

Có những người không quan tâm đến cảm nhận của người khác mà chỉ nói ra suy nghĩ của mình một cách trực diện. Tuy nhiên, thực chất, đây lại là dấu hiệu của EQ thấp.

Biết cách diễn đạt một cách khéo léo và tinh tế không chỉ giúp bạn bày tỏ suy nghĩ một cách hiệu quả, còn giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận lời nói, quan điểm của bạn hơn.

Theo 163

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày