Ông Trương (58 tuổi, ở Trung Quốc) bị cao huyết áp. Trong một lần gặp gỡ bạn bè, một người bạn của ông cho rằng bệnh này do mạch máu bị tắc nghẽn, cần kích hoạt tuần hoàn máu, loại bỏ huyết ứ.
Nghe xong, ông Trương rối rít hỏi cách chữa bệnh. Bạn ông mách: "Hãy uống một ít rượu vang đỏ mỗi ngày, chắc chắn sẽ thấy tác dụng sau một thời gian".
Ông Trương (58 tuổi, Trung Quốc) bị cao huyết áp. (Ảnh minh họa)
Ông Trương đã áp dụng theo cách được mách. Lúc đầu, ông chỉ uống 1 ly rượu vang đỏ mỗi tối, cảm thấy sức khỏe khá ổn. Sau đó không lâu, để tăng tốc hiệu quả, ông chuyển sang uống 4-5 cốc mỗi ngày.
Nửa năm sau, ông Trương thường thấy đau bụng bên phải, sụt cân nhiều không rõ lý do. Một lần vì không chịu nổi cơn đau, ông vội vã đến bệnh viện kiểm tra.
Theo giấy thông báo kết quả thì huyết áp của ông không hề giảm mà còn bị chẩn đoán thêm ung thư gan giai đoạn cuối. Ông Trương nghe xong choáng váng, không gượng dậy nổi. Bác sĩ thở dài, nghiêm túc nói: "Đừng tin vào bài thuốc dân gian! Làm sao có thể uống rượu như nước để khỏe mạnh hơn được?".
Xơ cứng mạch máu, về mặt y học được gọi là xơ vữa động mạch. Đây là một bệnh mạch máu phổ biến.
Nó chủ yếu ảnh hưởng đến thành động mạch, khiến thành mạch máu dày lên, cứng lại, mất tính đàn hồi ban đầu và lòng mạch máu (đường kính trong) bị thu hẹp.
Ông Trương uống rượu vang đỏ để "làm mềm mạch máu". (Ảnh minh họa)
Liệu uống rượu vang đỏ có thể "làm mềm mạch máu" hay không?
Giới chuyên gia nhận định, tuyên bố này không có cơ sở khoa học. Rượu vang đỏ có chứa chất chống oxy hóa gọi là resveratrol.
Một số nghiên cứu cho thấy chất này có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhưng trên thực tế, hàm lượng resveratrol trong rượu vang đỏ rất thấp. Để đạt được tác dụng làm mềm mạch máu, bạn cần uống nhiều rượu vang đỏ mỗi ngày, nhưng lượng này vượt xa mức uống bình thường.
Chưa kể, rượu vang đỏ còn chứa cồn, rượu là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh ung thư khác nhau được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Chúng bao gồm ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản... Uống quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều loại ung thư. Vậy nên không có gì khó hiểu sau một thời gian uống quá nhiều rượu vang đỏ, ông Trương đã bị ung thư gan.
Mạch máu bị cứng lại, liệu có cơ hội "đảo ngược"?
Chúng ta phải hiểu rõ, mạch máu cũng giống như ống nước. Chúng sẽ dần già đi, cứng lại, thậm chí trở nên giòn theo tuổi tác và sự lão hóa của cơ thể. Đây là quy luật tự nhiên tất yếu và không thể đảo ngược.
Tuy nhiên, BS Y Phương (Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) cho biết, chúng ta vẫn có thể cố gắng làm chậm điều này thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục, giảm cân, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia...
1. Đau chân
Khi tình trạng tắc nghẽn mạch máu trở nên trầm trọng hơn, bạn sẽ thường cảm thấy đau nhức ở chân sau khi đi bộ vài trăm mét. Điều này là do việc tập luyện cơ bắp tiêu tốn nhiều oxy và các mạch máu không cung cấp kịp thời.
Khi tình trạng tắc nghẽn mạch máu trở nên trầm trọng hơn, bạn sẽ thường cảm thấy đau nhức ở chân sau khi đi bộ vài trăm mét. (Ảnh minh họa)
2. Đau ngực
Tắc nghẽn mạch máu có thể gây ra chứng đau thắt ngực, đặc trưng là cơn đau thắt ở ngực lan ra cánh tay trái hoặc hàm, vai hoặc lưng trên. Ngoài ra còn có triệu chứng buồn nôn, đổ mồ hôi.
3. Khóe miệng mất cân đối
Biểu cảm khuôn mặt không đối xứng, chẳng hạn như khóe miệng lệch hoặc khó diễn đạt ngôn ngữ, có thể là dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu não.
4. Giảm thị lực
Sự tắc nghẽn mạch máu trong não có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho mô mắt, gây mờ mắt, giảm thị lực.