1. Tham đồ ăn cay nóng, đồ nướng
Một khảo sát cho thấy những người thường xuyên ăn những đồ dầu mỡ cay nóng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4,22 lần so với người bình thường.
Điều này chủ yếu do thực phẩm khi được chiên rán, nướng ở nhiệt độ cao có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhiều lần có thể gây ung thư. Đồng thời, khi làm nóng thịt ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, đặc biệt đối với phương pháp nướng hoặc chiên sẽ sản sinh một lượng lớn hợp chất amin đa vòng (HCA), có thể gây oxy hóa lipid, protein, axit nucleic và gây tổn thương tế bào.
Cùng với đó, những thực phẩm siêu chế biến, muối, nướng hay hun khói cũng chứa một lượng lớn nitrit có thể tạo thành amin nitrit trong dạ dày và trực tiếp gây ung thư. Các loại thịt này cũng chứa nhiều axit béo bão hòa, khiến gan tiết ra nhiều dịch mật, được vi khuẩn trong ruột già chuyển hóa thành một dạng axit thứ cấp gây tổn thương niêm mạc ruột.
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều cũng sẽ làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, dễ đến béo phì và nhiều bệnh mãn tính khác. Bởi nếu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày khó để tiêu hóa hết và dẫn đến việc thức ăn tồn đọng lại trong ruột quá lâu, độc tố không được loại bỏ mà tích tụ lâu dài. 70 - 90% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh.
2. Tham dùng thiết bị điện tử
Nhiều người trẻ sau thời gian làm việc, học tập thường về nhà cuộn tròn trên giường hoặc sofa nghỉ ngơi để giải trí bằng các thiết bị điện tử và hầu như không vận động. Việc không vận động không chỉ tăng nguy cơ béo phì mà còn dẫn đến các vấn đề về tim mạch, mạch máu não cũng như một số loại ung thư.
Không chỉ vậy, nhiều người thường có thói quen cúi đầu trong thời gian dài khi sử dụng các thiết bị điện tử khiến cột sống phải chịu áp lực lớn. Cùng với đó, ngón tay cũng có khả năng bị viêm bao gân do hoạt động nhiều và lặp lại liên tục trong thời gian dài.
3. Tham dùng đồ lạnh
Thời tiết nóng, nhiều người thích dùng điều hòa và đồ uống lạnh. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng sẽ khiến cơ thể chịu tổn hại. Khi nhiệt độ cao, để duy trì sự cân bằng giữa cơ thể và nhiệt độ bên ngoài, cơ thể sẽ tự có các cơ chế điều chỉnh như đổ mồ hôi.
Nếu đột nhiên ăn nhiều đồ lạnh hoặc vào phòng máy lạnh sẽ khiến nhiệt độ giảm xuống một cách đột ngột, khiến rối loạn chức năng cơ thể và gây ra các triệu chứng khó chịu, dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp.
4. Tham uống rượu
Việc thường xuyên uống rượu có thể khiến niêm mạc thực quản và đường tiêu hóa bị kích thích mạnh. Đồng thời, gan do phải làm việc quá mức để chuyển hóa chất độc có trong rượu nên dễ bị tổn hại, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ và thậm chí là ung thư gan.
Các bác sĩ cũng cho biết, rượu được coi là chất gây ung thư cao. Các tế bào tổn thương do rượu có thể làm biến đổi DNA và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Cùng với đó, rượu có thể tạo điều kiện cho các hoá chất độc hại thâm nhập vào cơ thể.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Và điều làm nên điểm khác biệt này chính là nhờ một phần lớn từ chế độ ăn uống lành mạnh. Dưới đây là 8 khác biệt trong chế độ ăn uống là chìa khoá giúp người Nhật sống khoẻ mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ.
1. Chế độ ăn thanh đạm và ít dầu mỡ
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ẩm thực Nhật Bản là các phương pháp chế biến như chiên, om, xào cùng dầu mỡ... hiếm khi được sử dụng. Cách nấu ăn của người Nhật thường chọn nướng, luộc, ăn sống… để tránh nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo.
Không chỉ vậy, ngay cả các món ăn kèm cũng thường được ăn sống hoặc ngâm trong giấm trắng hoặc miso với vị nhạt và thời gian ngâm rất ngắn thay vì những món ngâm lên men lâu ngày với vị mặn như các loại dưa muối chua.
2. Ăn nhiều món nhưng số lượng ít
Mỗi bữa của người Nhật có nhiều món ăn nhưng mỗi món lại có số lượng rất ít. Theo quy định về dinh dưỡng của Nhật Bản, trẻ em Nhật phải ăn ít nhất 30 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày. 30 loại nghe có vẻ nhiều nhưng khi phân bổ hợp lý trong 3 bữa cũng không phải số lượng quá lớn (tính cả đồ ăn kèm).
Điều này đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, tránh tình trạng hấp thụ quá ít hoặc quá nhiều một loại thực phẩm gây mất cân bằng.
3. Hạn chế ăn buffet và ăn quá no
Buffet là hình thức ăn uống nở rộ trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là hình thức ăn uống người Nhật hạn chế bởi rất dễ dẫn đến tình trạng ăn uống mất kiểm soát, lượng thức ăn nạp vào cơ thể quá nhiều.
Họ chỉ ăn no 70% mỗi bữa, nhai chậm và tránh ăn quá nhiều. Việc chỉ ăn no 7 phần không chỉ có thể giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế tạo gánh nặng cho cơ thể mà còn tránh viêm nhiễm, giảm các bệnh tim mạch.
Ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến suy nhược thần kinh, tổn thương hệ tiết niệu cũng như dẫn đến xơ cứng động mạch não và gây ra bệnh Alzheimer.
4. Thích các món làm từ rong biển
Người Việt thường không có thói quen sử dụng rong biển cũng như các món làm từ rong biển. Mặc dù vậy, đây lại là loại thực phẩm yêu thích mỗi ngày của người Nhật, xuất hiện trong nhiều món ăn như canh, sushi...
Rong biển giàu Omega-3, các nguyên tố vi lượng, khoáng chất và vitamin có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi nhiệt trong cơ thể. Điều này giúp làn da luôn căng bóng và mịn màng. Không chỉ vậy, rong biển rất giàu iốt, có thể giữ cho chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.
Rong biển cũng rất giàu chất xơ giúp vi khuẩn probiotic trong ruột sản sinh và phát triển, từ đó tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, ức chế sự hấp thụ chất béo và cuối cùng là kích hoạt quá trình trao đổi chất của cơ thể, "tiêu diệt" mỡ nội tạng hiệu quả. Hàm lượng axit linoleic cao trong rong biển còn giúp chuyển hóa lượng mỡ thừa trong cơ thể từ đó đạt được hiệu quả giảm cân nên hầu hết các cô gái Nhật đều rất mảnh mai.
5. Dùng nhiều loại gia vị tự nhiên
Wasabi không chỉ làm tăng hương vị mà còn có chức năng giải độc cao. Thành phần chính của mù tạt là isothiocyanates không chỉ ngăn ngừa sâu răng mà còn có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa ung thư và đông máu.
Cùng với đó, những lát gừng thường xuất hiện trên bàn ăn của người Nhật có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và xua tan tà khí lạnh. Ăn gừng còn có thể chống lão hóa, người cao tuổi thường xuyên ăn gừng có thể loại bỏ các vết đồi mồi.
Người Nhật cũng thích dùng chanh, dấm, hành, gừng, tỏi, hồi, hạt tiêu, ngũ vị hương, hương thảo... để làm tăng hương vị món ăn thay cho muối. Không chỉ giúp diệt khuẩn, tăng cường sức đề kháng mà còn hạn chế lượng muối hấp thụ.
6. Uống trà xanh hàng ngày
Khi trà xanh kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C, tỷ lệ hấp thụ catechin (Catechin) trong trà xanh của cơ thể tăng lên hơn 6 lần. Nó có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và giảm lipid máu và cholesterol trong máu.
Những người thường xuyên uống trà xanh sẽ có nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp (cholesterol xấu) trong máu thấp hơn và nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (cholesterol tốt) cao hơn. Polyphenols có nhiều trong trà cũng có tác dụng chống viêm, ngăn chặn sự tổng hợp các chất gây ung thư khác nhau trong cơ thể.
7. Thường ăn rau và các sản phẩm từ đậu nành
Người Nhật thường uống súp miso, natto với các loại rau củ quả như hành tây, bắp cải, cà rốt, củ cải, đậu phụ mỗi ngày. Đây là những thực phẩm bổ sung lượng lớn chất xơ, tăng cường khả năng trao đổi chất cũng như đào thải độc tố trong cơ thể.
Đậu nành là nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào. Đậu nành chứa 9 loại axit amin thiết yếu và là một trong số ít thực phẩm không phải động vật chứa protein hoàn chỉnh có tác dụng cải thiện tình trạng béo phì và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài canxi, đậu nành còn rất giàu chất xơ, vitamin C, carotenoids và các chất dinh dưỡng khác.
Đồng thời, isoflavone đậu nành trong đậu nành cũng như các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng tương tự như nội tiết tố nữ, hỗ trợ tích cực trong việc chống lão hóa. Việc tích cực tiêu thụ đậu nành cũng như những sản phẩm như sữa đậu, đậu phụ, natto…giúp chống lão hóa và duy trì sức khỏe.
8. Ăn cá nhiều hơn thịt
Lượng cá người Nhật ăn tăng lên hàng năm, thậm chí còn vượt cả mức tiêu thụ gạo bình quân của mỗi người. Cá là thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình Nhật Bản. Người Nhật ăn trung bình hơn 100 kg cá/người mỗi năm, cao hơn cả thịt.
Đặc biệt Người Nhật thích ăn các loại cá biển sâu như cá tuyết, cá hồi, cá thu đao, cá thu. Đây là các loại cá chứa lượng lớn Omega-3, một loại axit béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể con người. Axit béo không bão hòa có tác dụng làm giảm hiệu quả huyết áp cao và tỷ lệ mắc bệnh tim. Các loại cá nước ngọt và cá biển nông chứa ít chất dinh dưỡng Omega-3 hơn.
Không chỉ vậy, cá còn cung cấp lượng calo đủ nhưng hầu như không chứa carbohydrate và cũng là thực phẩm tốt để giảm mỡ nội tạng, ức chế sự gia tăng cholesterol trong cơ thể.
Nguồn: edh.tw