Nếu biết cách, sinh viên năm nhất hoàn toàn có thể kiếm được đến 10 triệu/tháng nếu biết điều này, tuy nhiên có một cái giá phải trả

Nguyệt, Theo Nhịp sống thị trường 16:01 09/07/2024
Chia sẻ

Để có được mức thu nhập ổn so với bạn bè đồng trang lứa, nhiều bạn trẻ đã chăm chỉ đi làm từ năm nhất.

"Sinh viên thời nay kiếm tiền giỏi lắm" là nhận định chung của nhiều người khi nói về các bạn GenZ còn ngồi trên giảng đường. Và những người trẻ dưới đây là một trong số đó.

Khi còn học năm nhất, họ đã đi làm thêm và kiếm được mức thu nhập chạm ngưỡng 10 triệu đồng/tháng. Vừa học tập trên giảng đường mà còn tận dụng thời gian đi làm, họ đã cân bằng cuộc sống như thế nào?

Đằng sau mức lương 10 triệu đồng/tháng của sinh viên năm nhất

Thục Hạnh (SN 2001, Hà Nội) chia sẻ vào cuối năm nhất, cô nàng đã kiếm được 10 triệu đồng/tháng từ công việc trong lĩnh vực truyền thông. Sở dĩ Thục Hạnh đi làm sớm là để tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng và lĩnh vực chuyên ngành. Đồng thời, cô nàng cũng muốn học hỏi thêm khả năng xử lý tình huống và các kỹ năng mềm khác.

"Mình biết đến công việc đầu tiên từ một người quen trong câu lạc bộ ở trường. Vào cuối năm nhất, sau khi mình chuyển sang công ty thứ hai thì mức lương cũng tăng lên 10 triệu đồng/tháng", Thục Hạnh chia sẻ.

Nếu biết cách, sinh viên năm nhất hoàn toàn có thể kiếm được đến 10 triệu/tháng nếu biết điều này, tuy nhiên có một cái giá phải trả - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Có khoản thu nhập ổn khi còn là sinh viên năm nhất nên Thục Hạnh có thể tự chủ tài chính và mua sắm nhiều món đồ yêu thích dành cho bản thân. Song đánh đổi với chúng là những khó khăn để cân bằng giữa lịch học dày đặc trên trường và đi làm, khiến cô nàng từng nhiều lần muốn nộp đơn xin nghỉ việc.

Thục Hạnh chia sẻ : "Từ học kỳ hai năm nhất, lịch học của mình đã dày đặc lên nhiều. Vào những ngày giữa tuần, mình thường dành 1 buổi đi học, 1 buổi đi làm. Khi cuối tuần đến, mình cũng thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ để vừa hoàn thành hết công việc, vừa gia tăng thêm thu nhập. Đỉnh điểm bận rộn nhất sẽ là vào những ngày thi cử. Có những hôm mình vừa ôn thi vừa đi làm nên chỉ ngủ được 4 tiếng/ngày.

Đã có nhiều lúc mình muốn nghỉ làm vì thấy bản thân đã gánh áp lực quá lớn mà còn không có thời gian trống cho bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, sau chuỗi ngày làm việc vất vả, mình đã học được cách cân bằng khi đảm nhiệm cả hai thứ cùng một lúc. Nên may mắn là công việc vẫn duy trì được đến thời điểm hiện tại".

Một trường hợp khác, Trịnh Thuỷ (20 tuổi, Hà Nội) nhớ lại năm nhất cô nàng vừa làm gia sư, vừa làm nhân viên văn phòng part-time trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, từ đó kiếm được thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Tương tự Thục Hạnh, nhiều khi Thuỷ cũng muốn bỏ cuộc, khi vừa học vừa nhận thêm nhiều công việc. Tuy nhiên, cô nàng cho rằng bên cạnh việc học thì làm việc mỗi ngày giúp Thuỷ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, học hỏi kiến thức bên ngoài sách vở nên rất có lợi cho sự nghiệp sau này. Thuỷ nói thêm, riêng lĩnh vực của mình, cô nàng bắt đầu tìm kiếm cơ hội phù hợp trên các hội nhóm cộng đồng ở mạng xã hội.

Nếu biết cách, sinh viên năm nhất hoàn toàn có thể kiếm được đến 10 triệu/tháng nếu biết điều này, tuy nhiên có một cái giá phải trả - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Thuỷ tâm sự: "Thời gian làm việc bận rộn hơn các bạn sinh viên khác là điều không thể tránh khỏi. Có nhiều khi, mình phải làm đến 1-2h sáng mới hoàn thành hết công việc. Đỉnh điểm nhất vẫn là những ngày thi cử, mình bỏ bữa thường xuyên, cũng như thức trắng đến sáng.

Sau cùng, có một điều khiến mình nuối tiếc khi nhìn lại quãng thời gian đó là mình đã tập trung đi làm đến mức bỏ bê việc học và cải thiện điểm số ở trên trường. Điều này khiến mình ra trường với tấm bằng không quá đẹp, cũng như mất đi nhiều cơ hội cho việc du học sau này".

Thuỷ chia sẻ, với những bạn sinh viên mới chập chững tìm công việc làm thêm, điều bạn quan tâm khi đi xin việc không chỉ là mức lương cao hay thấp. Mà quan trọng là bạn nên chú ý đế cơ hội rèn luyện bản lĩnh và thử thách chính mình. Khi đã có được 2 yếu tố này thì cơ hội thăng tiến và kiếm tiền cũng đến nhanh chóng.

Kiếm nhiều tiền thì quản lý thu chi như thế nào?

Thuỷ cho hay, có nguồn thu nhập tốt từ sớm giúp cô nàng học được nhiều kỹ năng mềm, đặc biệt là cách thức quản lý tài chính . "Đã từng có thời điểm, do công việc quá bận rộn nên mình nảy sinh tâm lý muốn nuông chiều bản thân. Cũng vì thế, mình chi tiền cho nhiều khoản chi không cần thiết như đi ăn ngoài, mua quần áo,... một phần là tự thưởng, một phần khác là giải toả stress sau thời gian làm việc vất vả.

Sau khi đi qua quãng thời gian khó khăn này, mình nhận ra bản thân đang vung tiền phung phí. Cứ tưởng mình kiếm được nhiều tiền thì quỹ tiết kiệm sẽ cao, nhưng thực chất càng làm nhiều, mình lại càng tiêu xài vô bổ không kém để tự nuông chiều chính mình", Thuỷ tâm sự.

Nếu biết cách, sinh viên năm nhất hoàn toàn có thể kiếm được đến 10 triệu/tháng nếu biết điều này, tuy nhiên có một cái giá phải trả - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Đồng tình với Thuỷ là Thục Hạnh, cô nàng cho rằng, đi làm từ sớm yêu cầu bạn phải học cách quản lý tài chính khi tiền lương tăng cao. Bạn nên biết cân đối thu chi, để tiền kiếm ra không vung vào những khoản chi phung phí. Bản thân Thục Hạnh cũng từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp kiếm được nhiều tiền nhưng tiết kiệm chẳng là bao, thậm chí mang nợ vì không có kế hoạch tài chính.

"Ngày trước, mình kiếm được 10 đồng thì sẽ tiêu hết 10 đồng cho bản thân. Giờ mình kiếm được 10 đồng cũng biết cần tiết kiệm 5-7 đồng để dự phòng bất trắc.

Với những bạn sinh viên có được thu nhập khá, mình mong các bạn có thể để dành được một vài đồng tiết kiệm, thay vì có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiều. Chẳng hạn như mình, sau trải nghiệm tiêu tiền phung phí, mình thường trích ra một phần nhỏ để gửi tiết kiệm, gửi một phần về cho gia đình và mua vàng. Có tiền dự phòng lúc bất trắc khiến bản thân mình tự tin hơn, thấy được những ngày mải chạy đi làm từ sáng đến đêm cũng thật sự có ý nghĩa", cô nàng chia sẻ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày