Bắp cải là loại rau phổ biến vào mùa đông. Không chỉ là lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng, bắp cải còn là nguyên liệu làm đẹp cũng như phát huy những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Một số người bị đầy bụng sau khi ăn bắp cải, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu cơ thể đang được thải độc. Bởi một trong những lợi ích tuyệt vời của bắp cải là làm sạch cơ thể khỏi các chất độc hại. Ngay cả nước ép bắp cải cũng rất có lợi cho sức khỏe.
Nước ép bắp cải giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, lợi ích của nước ép bắp cải còn nhiều hơn bạn tưởng.
1 chén nước ép bắp cải xanh (89 gram) chứa khoảng:
- 22 calo.
- 2 gram protein.
- Chất xơ: 2 gram.
- Vitamin K: 85% RDI (Mức tiêu thụ hàng ngày).
- Vitamin C: 54% RDI.
- Folate: 10% RDI.
- Mangan: 7% RDI.
- Vitamin B6: 6% RDI.
- Canxi: 4% RDI.
- Kali: 4% RDI.
- Magie: 3% RDI.
Cơ thể dựa vào phản ứng viêm để chống lại nhiễm trùng hoặc tăng tốc độ phục hồi. Viêm cấp tính có thể dẫn đến thương tích hoặc nhiễm trùng. Viêm mãn tính xảy ra trong một thời gian dài liên quan đến nhiều chứng bệnh, bao gồm bệnh tim, viêm khớp dạng thấp và viêm đại tràng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn các loại rau họ cải giúp làm giảm một số dấu hiệu viêm trong máu. Nghiên cứu được thực hiện trên 1.000 phụ nữ Trung Quốc cho thấy, những ai ăn nhiều rau cải có mức độ viêm thấp hơn đáng kể so với người ăn ít.
Nguyên nhân là bởi các chất Sulforaphane, kaempferol và các chất chống oxy hoá khác được tìm thấy trong nhóm thực vật này có thể gây hiệu quả chống viêm.
Nước ép bắp cải được xem là một trong những chất thải độc ruột rất tốt. Nước ép bắp cải được sử dụng để điều trị viêm đại tràng vì nó có chứa chlorine, lưu huỳnh - những khoáng chất hiệu quả trong điều trị viêm ruột thừa và ruột già.
Rau bắp cải chứa nước và chất xơ rất tốt cho việc giảm cân. Những người béo phì có thể áp dụng chế độ ăn gồm nước ép bắp cải và salad bắp cải. Axit Tartronic trong bắp cải có tác dụng chuyển đổi lượng đường và chất béo dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp giảm cân.
Bắp cải giàu vitamin C. Các chuyên gia thậm chí còn cho rằng loại rau mùa đông này nhiều chất chống oxy hóa hơn cả cam. Bắp cải có lợi cho cơ thể bởi nó có thể làm giảm, ngăn ngừa tác động có hại của các gốc tự do gây lão hóa và nhiều bệnh tật lên cơ thể.
Bắp cải giàu vitamin C và U - có lợi cho những người bị viêm loét dạ dày. Đặc biệt, loại vitamin này chỉ có thể thu được ở nước ép bắp cải và nó hoàn toàn bị phá hủy khi nấu chín.
Loại thực phẩm này còn chứa chất xơ không hòa tan giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách tăng cường nhu động ruột.
Hơn nữa, bắp cải còn chứa cả các chất xơ hòa tan giúp tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Chất xơ chính là nguồn nguyên liệu chính có chứa loại vi khuẩn có lợi như Bifidobacteria và Lactobacilli.
Những loại vi khuẩn này có thể thực hiện các chức năng quan trọng như bảo vệ hệ thống miễn dịch và tạo ra các khoáng chất, chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin K2 và B12.
Bắp cải tím có chứa các hợp chất mạnh có tên là anthocyanins. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc ăn loại rau này với việc giảm nguy cơ bệnh tim.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 93.600 phụ nữ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người ăn nhiều thực phẩm giàu chất anthocyanin có nguy cơ bị đau tim thấp hơn nhiều.
Một phân tích sau 13 nghiên cứu quan sát trên 344.488 người cũng phát hiện kết quả tương tự. Theo đó, những người uống flavonoid trong bắp cải 10mg mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ bệnh tim thấp hơn 5%.
Tăng lượng anthocyanins trong chế độ ăn uống cũng cho thấy làm giảm huyết áp và nguy cơ bệnh động mạch vành.
Huyết áp cao ảnh hưởng đến khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới, đây cũng là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim và đột quỵ.
Các bằng chứng gần đây cho thấy, tăng lượng thực phẩm chứa kali trong chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng để giảm huyết áp.
Những người có mức cholesterol cao có xu hướng tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là khi họ có nồng độ LDL xấu cao. Trong khi đó, bắp cải chứa 2 chất được chứng minh là làm giảm mức cholesterol LDL xấu là chất xơ hòa tan và phytosterols.
*Theo Boldsky/Healthline