Một thói quen xấu cực phổ biến vào buổi sáng đang dẫn lối cho ung thư và “phá hủy” tim mạch

Ngọc Ái, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 07:00 01/01/2025
Chia sẻ

Các nhà khoa học chỉ ra rằng nhiều người tưởng thói quen này chỉ hại dạ dày nhưng thực chất rất nhiều cơ quan khác phải “chịu trận”, ung thư sớm tìm đến.

Giữa nhịp sống hối hả, việc ăn sáng trở nên xa xỉ với rất nhiều người. Đặc biệt là những người quá bận rộn, thường ngủ nướng hoặc hay thức khuya, đang muốn ép cân. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đây là thói quen xấu tàn phá sức khỏe rất nhanh và trên nhiều phương diện. Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Miễn dịch cho thấy bỏ bữa sáng có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh tim, thậm chí là ung thư hơn.

Một thói quen xấu cực phổ biến vào buổi sáng đang dẫn lối cho ung thư và “phá hủy” tim mạch- Ảnh 1.

Nhịn ăn sáng là thói quen xấu hại hại sức khỏe nhiều người mắc phải (Ảnh minh họa)

Đây là một nghiên cứu trên động vật, được thực hiện bởi các nhà khoa học của Trường Y Icahn ở Mount Sinai (ISMMS), New York (Hoa Kỳ). Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng việc bỏ bữa sáng có thể kích hoạt phản ứng trong não tác động tiêu cực tới các tế bào miễn dịch. Kết luận này cũng cho thấy nhịn ăn mạn tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài như thế nào.

Filip Swirski, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tim mạch của ISMMS, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Càng ngày càng có nhiều người tin rằng nhịn ăn là điều có lợi cho sức khỏe và cũng có rất nhiều bằng chứng cho thấy các lợi ích đó. Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra lời cảnh báo rằng nhịn ăn cũng có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe”.

Nghiên cứu đã phân tích mẫu máu của 2 nhóm chuột: 1 nhóm được cho ăn bữa sáng ngay sau khi thức dậy và nhóm còn lại không được cho ăn bữa sáng.

Mẫu máu được lấy ngay sau khi thức dậy, sau khi thức dậy 4 và 8 giờ. Qua đó, các nhà nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt trong nhóm bạch cầu đơn nhân. Đây là tế bào bạch cầu có mặt ở khắp cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng từ chống nhiễm trùng, bệnh tim cho tới ung thư.

Sau 4 giờ, trong máu của nhóm chuột không được cho ăn bữa sáng, 90% lượng bạch cầu đơn nhân đã biến mất. Lượng bạch cầu này tiếp tục giảm sau 8 giờ. Trong khi đó, ở nhóm chuột được cho ăn bữa sáng, số lượng bạch cầu đơn nhân không bị ảnh hưởng. Ở nhóm chuột nhịn ăn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tế bào bạch cầu đơn nhân quay trở lại tủy xương để “ngủ đông”. Điều này làm ảnh hưởng tới việc sản xuất các tế bào mới trong tủy xương.

Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục cho chuột nhịn ăn trong 24 giờ rồi cho ăn trở lại. Sau vài giờ, các tế bào ẩn trong tủy xương tăng trở lại trong máu và sự gia tăng này làm tăng cao mức độ viêm. Thay vì bảo vệ cơ thể, chống lại nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu đơn nhân lúc này đã bị biến đổi và khiến cho cơ thể dễ bị viêm hơn.

Một thói quen xấu cực phổ biến vào buổi sáng đang dẫn lối cho ung thư và “phá hủy” tim mạch- Ảnh 2.

Khi ăn sáng, cũng cần chọn thực phẩm cho phù hợp (Ảnh minh họa)

Giám đốc Swirski nhấn mạnh mặc dù cũng có bằng chứng về lợi ích trao đổi chất của việc nhịn ăn, nhưng nghiên cứu mới này là một bước tiến hữu ích trong việc hiểu biết đầy đủ về cơ chế của cơ thể. Ông cũng nhắc nhở rằng nhịn ăn sáng đã được nhiều nghiên cứu khác chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, suy giảm miễn dịch, bệnh dạ dày. Tuy nhiên, khi ăn sáng cũng cần đúng cách, không ăn qua loa “cho có” và chọn thực phẩm cho phù hợp.

Nguồn và ảnh: Time Now News, Healthline

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày