Đã có nhiều bài báo viết về bí quyết thành công của Steve Jobs, một trong số đó là thói quen ngồi thiền. Song, gần đây, các nhà thần kinh học đã xác nhận tác dụng thật sự của thiền định đối với sức khỏe con người.
Steve Jobs tập thiền để tăng cường sức khỏe, tăng tính hiệu quả công việc, nhưng còn một lợi ích của việc tập thiền mà chính ông cũng không ngờ tới. Tác dụng thường thấy của thiền định là giúp tâm trí con người thanh thản, minh mẫn hơn, có khả năng xử lý, quản lý tốt hơn, hay cải thiện trí nhớ, giảm chứng trầm cảm… Và có thể bạn chưa biết: thiền còn có thể ngăn quá trình lão hóa, đặc biệt là đối với não bộ chúng ta.
Theo trang Psychology Today viết: "Công nghệ chụp nội soi não bộ đã cho thấy: khi con người trở nên già đi, bộ não càng teo nhỏ lại. Các dây thần kinh trong não co lại, làm cho các khoang dịch não tủy lớn hơn và thậm chí để lại các lỗ hổng trong não. Sự co lại xảy ra trong các nhánh tế bào thần kinh hình thành các điểm tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh. Con người có thể dần bị thoái hóa ít nhất khoảng 40% tế bào thần kinh sản xuất chất dopamine (một hợp chất hóa học quan trọng trong não có nhiều tác dụng tốt cho cả tinh thần lẫn thể chất), nguyên căn gây đến bệnh Parkinson - một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân."
Trong khi đó, thiền định rất hiệu quả trong việc sửa chữa, hồi phục những tổn thương tinh thần. Khiến não bộ giảm thiểu tối đa những dấu hiệu lão hóa, giữ được sự minh mẫn, trẻ hơn so với tuổi thật của bạn ít nhất 25 năm.
Bởi Steve Jobs là một thiền giả, khi ông mất vì căn bệnh ung thư tuyến tụy ở tuổi 56, bộ não của nhà thiên tài ấy vẫn khỏe mạnh, sáng tạo như khi ông ở tuổi 27.
Bài tập cardio dành cho não
Trái tim của người chăm chỉ "tập aerobic" sẽ tốn ít sức hơn để bơm cùng một lượng máu so với khi đang nghỉ ngơi. Não bộ cũng hoạt động như vậy. Trạng thái thiền sẽ tăng cường khả năng tập trung và kiểm soát của não bộ. Sau khi thiền xong, các khu vực điều khiển khả năng tập trung của não bộ sẽ được tăng cường. Nhớ đó, người tập có thể chú tâm mà không đòi hỏi quá nhiều công sức.
Cải thiện các phản ứng hóa học trong não
Qua từng bài tập thể dục, giới hạn của cơ thể càng được đẩy lên cao hơn, giúp hình thành cơ bắp dần dần. Trạng thái thiền cũng giúp tâm trí con người đạt được hiệu quả tương tự. Nhờ đó, khả năng tập trung của não bộ được cải thiện qua từng lần tập. Đến những buổi thiền tiếp theo, người tập sẽ đạt được trạng thái thiền nhanh hơn và sâu hơn.
Tập thể dục giúp não bộ bằng cách tiết ra chất dẫn truyền thần kinh có tên là endorphin. Quá trình này lại tạo ra hiện tượng "runner’s high" - được hiểu là cảm giác hưng phấn đến kỳ lạ. Thiền định cũng giúp não bộ sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh tương tự. Nó cũng tăng cường DHEA, GABA, serotonin và melatonin trong máu. Những hợp chất này giúp chúng ta ngủ ngon, điều tiết cảm xúc và giảm trầm cảm. Nếu tập thể dục khiến nồng độ cortisol của chúng ta tăng đến mức có hại, thiền định lại giúp giảm thiểu chúng, ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương, mất cân bằng đường huyết và stress lâu dài.
Giúp chúng ta hít thở nhiều khí oxi hơn
Lượng oxi gia tăng trong lúc tập thể dục sẽ đưa chất dinh dưỡng đi tới các cơ bắp và mô. Nó cũng giúp giải phóng các chất độc hại thông qua hành động thở ra. Thiền định cũng áp dụng kỹ thuật thở tương tự để cải thiện hoạt động vận chuyển oxi dọc khắp cơ thể. Cả tập thể dục và thiền đều đem lại tác dụng tương tự nhau.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Hầu hết các bài tập thể dục đều có động tác duỗi, giãn cơ. Điều này giúp làm tăng độ dẻo dai, ngăn ngừa chấn thương ở phần gân, khớp. Tương tự với não bộ, thiền cũng mở rộng tâm trí nhằm bảo vệ nó khỏi các tổn thương, giúp gia tăng vùng chất xám trong não. Vùng chất xám này chịu trách nhiệm về các hoạt động nhận thức và đưa ra quyết định.
Theo CNN, BI