Cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 5 tỉ đồng vì nâng khống giá máy xét nghiệm COVID-19, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho rằng mức án 10 năm tù toà sơ thẩm tuyên quá nặng nên đã kháng cáo.
Ông Quảng cũng chia sẻ, mới đây, ông đã có dịp trình bày với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống COVID-19 về thiết bị xét nghiệm COVID-19 qua nước muối súc miệng do BKAV chế tạo.
Công suất xét nghiệm SARS-CoV-2 của tỉnh Gia Lai còn nhiều hạn chế nên Viện Pasteur đã đưa phương tiện tới hỗ trợ với công suất xét nghiệm có thể lên 3.000 mẫu/ngày.
Theo tướng Lương Tam Quang, Giám đốc CDC Hà Nội và đồng phạm đã khai nhận hành vi phạm tội và tự nguyện khắc phục hậu quả nộp lại khoản tiền nâng khống mua máy xét nghiệm COVID-19.
Trước đề xuất của Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam về việc trả lại máy xét nghiệm Realtime PCR tự động, đại diện doanh nghiệp cung ứng máy nói rằng chưa thể trả lời việc nhận lại hay không, còn chờ kết luận của thanh tra.
Khảo sát của Tiền Phong tại một số tỉnh đã mua, lắp đặt máy xét nghiệm cho thấy, hầu hết đơn vị đều 'lơ đễnh' trong quá trình thẩm định giá, chỉ tham khảo thấy tỉnh này, tỉnh kia mua với giá nào thì mặc cả hạ thấp hơn một chút là được.
Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, ông Trịnh Hữu Hùng – Giám đốc sở Y tế Thanh Hóa thông tin, địa phương này mua hệ thống máy xét nghiệm Covid–19 với giá 3,7 tỷ đồng, nhưng chưa được tỉnh cấp ngân sách, sau đó lại phủ nhận thông tin này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, quan điểm của Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm minh với những đơn vị nâng giá mua trang thiết bị phòng chống dịch. Từ ngày 13/3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Công An yêu cầu điều tra việc nâng giá mua hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR tại các tỉnh, thành phố.