Ly hôn 1 năm, chồng cũ bỗng gửi đến nhà bọc đồ lạ, tôi tiện tay vứt gầm bàn, 3 ngày sau mở ra thì nước mắt tràn mi

Thiên An, Theo Đời sống & Pháp luật 10:01 26/01/2025
Chia sẻ

Câu chuyện đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận.

"Một năm trước, tôi và chồng cũ ly hôn. Cả hai đều nghĩ rằng đối phương là nguyên nhân của mọi vấn đề và tin rằng cuộc sống riêng sẽ tốt hơn. Nhưng ba ngày trước, anh ấy bất ngờ gửi cho tôi một túi đồ. Tôi tùy tiện vứt dưới bàn mà không buồn mở ra. Đến ngày thứ ba, khi mở túi đồ ấy ra, tôi nhận ra có những điều cả hai chúng tôi đều đã sai lầm".

Đây là câu chuyện được chị Lý (tên đã thay đổi, Trung Quốc) chia sẻ trên mạng xã hội. Câu chuyện nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn, khơi dậy những tranh luận sâu sắc về trách nhiệm nuôi dạy con cái và ý nghĩa thực sự của một gia đình.

Được biết, sau khi ly hôn, chị Lý sống cùng cậu con trai 8 tuổi. Cuộc sống tuy bận rộn nhưng chị luôn cố gắng chăm lo cho con từ việc học hành đến sinh hoạt hàng ngày, tự nhủ mình phải làm một "người mẹ đơn thân" mẫu mực. Tuy nhiên, trong lòng chị vẫn giữ sự oán giận chồng cũ, cho rằng anh chính là nguyên nhân khiến gia đình tan vỡ.

Cách đây ít ngày, chị nhận được một gói hàng từ chồng cũ, bên ngoài không có lời nhắn nào. Chị tùy tiện ném nó xuống gầm bàn vì nghĩ rằng chắc chồng cũ chẳng gửi được thứ gì hay ho.

Ly hôn 1 năm, chồng cũ bỗng gửi đến nhà bọc đồ lạ, tôi tiện tay vứt gầm bàn, 3 ngày sau mở ra thì nước mắt tràn mi- Ảnh 1.

Hai vợ chồng chị Lý đã chia tay vì những bất đồng khó hàn gắn. (Ảnh minh họa)

3 ngày sau, khi dọn dẹp nhà cửa, chị tiện tay mở gói hàng. Bên trong là một chồng giấy dày, vài quyển sổ tay và một bức thư. Trong thư, chồng cũ của chị Lý viết: "Đây là những thứ anh đã ghi lại trong một năm qua, là những kỷ niệm của anh và con. Anh hy vọng em có thể đọc kỹ để hiểu con cần gì".

Chị Lý mở ra, bên trong là những dòng ghi chép về những lần chồng cũ trò chuyện cùng con, những bức tranh con vẽ, danh sách những điều con mong muốn. Đặc biệt, có một bức thư con trai lén viết: "Con hy vọng bố mẹ đừng cãi nhau nữa". Những dòng chữ ấy như một nhát dao xuyên qua tim chị, nước mắt chị rơi không ngừng.

Chị Lý kể rằng điều khiến chị đau lòng nhất là dòng chữ trong một bức vẽ của con trai: "Con mong bố mẹ có thể mỉm cười và ăn cơm cùng với con".

Chị chợt nhận ra rằng trong những trận cãi vã của chị và chồng cũ, người chịu tổn thương lớn nhất chính là con trai của cả hai. Sau khi ly hôn, chị nghĩ rằng việc toàn tâm toàn ý chăm sóc con là đủ để bù đắp, nhưng hóa ra chị đã quên mất điều con cần nhất chính là tình yêu thương và sự gắn kết từ cả hai phía.

Theo các nhà tâm lý học, mối quan hệ giữa bố mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ. Ngay cả khi cha mẹ ly hôn, trẻ vẫn khao khát có một gia đình hòa thuận, nơi chúng cảm nhận được sự yêu thương và ổn định.

Ly hôn 1 năm, chồng cũ bỗng gửi đến nhà bọc đồ lạ, tôi tiện tay vứt gầm bàn, 3 ngày sau mở ra thì nước mắt tràn mi- Ảnh 2.

Một gia đình tan vỡ, người chịu tổn thương nhất chắc chắn là những đứa trẻ. (Ảnh minh họa)

Câu chuyện của chị Lý đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận. Nhiều người đồng cảm và chia sẻ những trải nghiệm tương tự, trong khi một số người bắt đầu nhìn lại những sai sót trong việc nuôi dạy con cái của chính mình.

Việc giáo dục con không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu vật chất, cũng không phải chỉ là trách nhiệm "nuôi lớn". Điều quan trọng hơn cả là hiểu được cảm xúc, mong muốn sâu xa của con và xây dựng một mối quan hệ tình cảm gắn kết với con.

Ly hôn không có nghĩa là khái niệm "gia đình" chấm dứt. Cha mẹ vẫn là hai trụ cột tình cảm quan trọng nhất đối với trẻ. Nếu cha mẹ không thể giao tiếp và hợp tác với nhau, trẻ sẽ lớn lên với cảm giác bất an và thiếu hụt tình yêu thương, thậm chí mang theo những vết thương ấy đến tuổi trưởng thành.

Làm thế nào để cho trẻ lớn lên trong tình yêu thương?

1. Gác lại định kiến, cùng tạo ra môi trường hòa thuận cho con

Sau ly hôn, cha mẹ thường mang theo sự oán giận đối phương. Nhưng những cảm xúc tiêu cực này cuối cùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con cái. Thay vì bám víu vào những mâu thuẫn trong quá khứ, cha mẹ nên đặt lợi ích của con lên hàng đầu.

2. Lắng nghe tiếng lòng của con

Trẻ em có cách thể hiện mong muốn và cảm xúc rất riêng, đôi khi ẩn giấu trong những câu nói, bức vẽ hoặc hành động nhỏ. Cha mẹ cần tinh ý nhận ra và đáp lại chúng một cách chân thành.

3. Cha mẹ là tấm gương cho con

Trẻ sẽ học cách yêu thương và giải quyết mâu thuẫn từ cách cha mẹ đối xử với nhau. Nếu cha mẹ chỉ biết căm ghét và chỉ trích nhau, trẻ sẽ khó phát triển một mô hình quan hệ lành mạnh trong tương lai.

4. Đặt trọng tâm vào tình cảm hơn là vật chất

Dù cha mẹ có sống cùng nhau hay không, trẻ vẫn cần cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm từ cả hai phía, điều mà tiền bạc hay quà tặng không thể thay thế.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày