Con trai đỗ ĐH danh tiếng, cha mở tiệc mời 20 họ hàng nhưng cuối cùng chỉ một người đến, biết lý do không dám oán trách nửa câu

Thiên An, Theo Thanh niên Việt 22:38 23/01/2025
Chia sẻ

Người cha hết sức buồn bã và thất vọng khi chứng kiến cảnh tượng đó.

* Dưới đây là tâm sự của một người đàn ông tên Lý Kiến Cường (Trung Quốc) trên nền tảng Sohu.

Đó lẽ ra là một ngày vui mừng, khi con trai tôi với bao năm nỗ lực đã đỗ vào một trường đại học danh tiếng. Tôi háo hức chuẩn bị một buổi tiệc gia đình và mời 20 người thân đến để cùng chia sẻ niềm tự hào này. Thế nhưng, khi buổi tiệc bắt đầu, tôi nhận ra chỉ có một người thân đến dự. Ban đầu, tôi tràn đầy hụt hẫng và không hiểu vì sao, nhưng khi biết được lý do phía sau, tôi không còn dám trách nửa lời mà thay vào đó là sự suy ngẫm sâu sắc.

Con trai đỗ ĐH danh tiếng, cha mở tiệc mời 20 họ hàng nhưng cuối cùng chỉ một người đến, biết lý do không dám oán trách nửa câu- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau buổi tiệc, tôi đã lần lượt liên hệ với những người thân không đến dự. Câu trả lời của họ đều giống nhau: "Bận quá", "Có việc khác", "Không tiện đến" … Tuy nhiên, một người thân đã nói thẳng khiến tôi bừng tỉnh: "Bình thường anh chị hiếm khi liên lạc với chúng tôi, chỉ khi cần mới nhớ đến. Cháu nhà anh chị cũng chẳng bao giờ đến thăm cô dì chú bác, khéo nó còn không nhớ hết mặt chúng tôi. Chúng tôi không phải không vui mừng cho gia đình anh chị, nhưng lời mời mang tính hình thức này chẳng có ý nghĩa gì".

Câu nói đó như một cú đánh mạnh vào tôi, giúp tôi nhận ra sự thờ ơ của chính mình. Nhiều năm qua, tôi mải mê với công việc và gia đình nhỏ, ít khi chủ động kết nối với họ hàng. Cuộc sống, niềm vui hay nỗi buồn của họ, tôi đều chẳng mấy quan tâm. Vì bố mẹ không chủ động nhắc nhở nên các con tôi cũng không quá thân thiết với họ hàng. Cả ngày, cuộc sống của chúng hầu như chỉ xoay quanh 3 điểm thẳng hàng: nhà, trường và lớp học thêm. Buổi tiệc này, dù với tôi là sự kiện quan trọng, nhưng với họ lại có vẻ xa cách và hình thức.

Không chỉ sự thờ ơ của họ hàng khiến tôi suy ngẫm, mà tôi cũng bắt đầu xem xét lại cách mình giáo dục con trai. Là cha mẹ, tôi luôn đặt kỳ vọng cao và dành nhiều sự quan tâm đến việc học hành của con, nhưng lại vô tình bỏ qua những khía cạnh khác trong cuộc sống. Con trai tôi quả thật rất giỏi, nhưng cháu cũng từng chia sẻ rằng mình gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội. Điều này khiến tôi nhận ra, việc tôi luôn nhấn mạnh "học là trên hết" đã lấy đi cơ hội để con phát triển các mối quan hệ.

Con trai đỗ ĐH danh tiếng, cha mở tiệc mời 20 họ hàng nhưng cuối cùng chỉ một người đến, biết lý do không dám oán trách nửa câu- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tôi tự hỏi, phải chăng tôi đã nuôi dạy con trở thành một người "xa cách" như tôi? Việc học hành đương nhiên quan trọng, nhưng các mối quan hệ và sự gắn kết cảm xúc cũng là phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Buổi tiệc này tuy chỉ có một người thân tham dự, nhưng lại mang đến cho tôi một bài học quý giá. Tôi nhận ra rằng, hạnh phúc không chỉ đến từ thành tích, mà còn từ việc sẻ chia và kết nối với mọi người. Giáo dục con cái không chỉ là giúp con học giỏi, mà còn là dạy con cách sống, cách giao tiếp và tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Từ sau hôm đó, tôi bắt đầu chủ động giữ liên lạc với họ hàng, tham gia vào cuộc sống của họ nhiều hơn. Với con trai, tôi cũng khuyến khích cháu tham gia các hoạt động xã hội, học cách giao tiếp và xây dựng mối quan hệ. Giáo dục gia đình không chỉ là "học để chuẩn bị cho tương lai", mà còn là dạy con "sống trọn vẹn cho hiện tại".

Buổi tiệc vốn dĩ để ăn mừng này, cuối cùng lại trở thành một bài học suy ngẫm quý báu trong cuộc đời tôi.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày