Loại củ chợ Việt nào cũng bán “ê hề” nhưng ít người biết ăn vào cùng lúc chống lại ung thư trực tràng, vú và phổi

Ngọc Ái, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 00:00 25/01/2025
Chia sẻ

Chưa cần tới thuốc bổ đắt tiền hay cao lương mỹ vị, có những thực phẩm bình dân cũng có thể chống lại nhiều bệnh tật, ung thư. Đáng tiếc là không phải ai cũng biết tận dụng.

Tiến sĩ Zhang Shiheng (Đài Loan) chia sẻ: “Rau củ là nhóm thực phẩm tốt, có chứa các chất chống oxy hóa và có thể chống lại không ít bệnh ung thư. Tuy nhiên, khi nhắc tới các loại rau củ chống ung thư, mọi người thường nghĩ ngay tới rau họ cải, đặc biệt là bông cải xanh. Đương nhiên, điều này không sai. Nhưng cũng vì thế mà có một số loại rau củ khác chống ung thư mạnh không kém ít được tận dụng hơn. Một trong số đó là hành tây”.

Tại sao hành tây chống ung thư?

Theo, Tiến sĩ Zhang, hành tây và các loại rau họ hành nói chung đều tốt cho sức khỏe, phòng ung thư nếu ăn điều độ. “Chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc hầu hết các loại ung thư và cho kết quả khá nhất quán giữa các loại ung thư khác nhau. Với hành tây, tác dụng chống ung thư nổi bật ở các cơ quan như trực tràng, vú, phổi. Ngoài ra, còn có thể chống lại ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt, thực quản…” - ông nói.

Lý do là vì hành tây chứa nhiều hợp chất hữu cơ đặc biệt, trong đó có những thành phần sunfua, chẳng hạn như DMS, DADS, DATS, DTTS và DPDS. Mùi hăng đặc trưng của hành tây chính là nhờ các hợp chất này. Nổi bật nhất là diallyl disulfide (DADS) và diallyl trisulfide (DATS). Các hợp chất này có khả năng phá hủy DNA của tế bào ung thư và ngăn ngừa sự phát triển của chúng. Chúng giúp ức chế sự phân chia tế bào ung thư và khuyến khích các tế bào ung thư tự tiêu hủy (apoptosis).

Loại củ chợ Việt nào cũng bán “ê hề” nhưng ít người biết ăn vào cùng lúc chống lại ung thư trực tràng, vú và phổi- Ảnh 1.

Hành tây cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin và flavonoids, trung hòa gốc tự do, giảm tổn thương DNA và bảo vệ tế bào khỏe mạnh. Đồng thời, loại củ này còn có khả năng kháng viêm - một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn tới ung thư. Ăn hành tây cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư sớm hơn, hiệu quả hơn.

Hành tây chống ung thư trực tràng, vú và phổi như thế nào?

Ung thư trực tràng

Hành tây đặc biệt hiệu quả trong việc giảm nguy cơ ung thư trực tràng nhờ vào khả năng trung hòa các chất gây ung thư có trong thực phẩm chế biến sẵn như nitrosamine. Một nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy hành tây chứa các hợp chất organosulfide giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đại trực tràng. Các hợp chất này ngăn ngừa việc hình thành các phân tử gây ung thư trong ruột, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, Tiến sĩ Zhang cho biết hành tây còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón - một yếu tố quan trọng liên quan đến ung thư đại tràng. Một nghiên cứu khác tại Trường Đại học Harvard đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ hành tây thường xuyên giúp giảm đến 20% nguy cơ mắc ung thư đại tràng, đặc biệt đối với những người có chế độ ăn ít chất xơ.

Ung thư vú

Hành tây cũng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm nguy cơ ung thư vú. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ), các hợp chất sunfua trong hành tây giúp giảm sự phát triển của các khối u vú. Các hợp chất này có tác dụng ngăn chặn các yếu tố tăng trưởng mô vú, từ đó giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Nghiên cứu này cho thấy rằng việc tiêu thụ hành tây thường xuyên có thể làm giảm đến 30% nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Loại củ chợ Việt nào cũng bán “ê hề” nhưng ít người biết ăn vào cùng lúc chống lại ung thư trực tràng, vú và phổi- Ảnh 2.

Một nghiên cứu quốc tế khác tại Đại học Y khoa Karolinska (Thụy Điển) thì chỉ ra các hợp chất trong hành tây giúp điều chỉnh mức độ estrogen trong cơ thể, giúp bảo vệ các mô vú khỏi sự biến đổi thành tế bào ung thư.

Ung thư phổi

Tiến sĩ Zhang cảnh báo, ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hành tây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này nhờ vào khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, đặc biệt là nhờ chất quercetin.

Các hợp chất sunfua trong hành tây có tác dụng giảm viêm và làm sạch các chất độc hại trong cơ thể, giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây ung thư. Một nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Roswell Park (Mỹ) đã chỉ ra rằng hành tây giúp giảm thiểu tác hại của các chất gây ung thư trong thuốc lá và các chất ô nhiễm không khí, từ đó bảo vệ phổi khỏi nguy cơ ung thư. Hành tây cũng được cho là giảm vi khuẩn đường hô hấp.

Lưu ý khi ăn hành tây

Ngoài chống ung thư, hành tây còn là thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng, có lợi trong phòng ngừa bệnh về tim mạch và tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, giảm căng thẳng… Tuy nhiên, Tiến sĩ Zhang nhắc nhở rằng cũng có một số lưu ý nhất định khi ăn loại củ này.

Không nên ăn quá nhiều hành tây có thể gây đầy hơi và kích ứng đường tiêu hóa. Nếu muốn loại bỏ chứng đầy hơi do ăn hành tây, nên ăn nhiều thực phẩm giàu enzyme tiêu hóa như dứa, kiwi, đu đủ để giúp tiêu hóa và thúc đẩy quá trình thải khí.

Loại củ chợ Việt nào cũng bán “ê hề” nhưng ít người biết ăn vào cùng lúc chống lại ung thư trực tràng, vú và phổi- Ảnh 3.

Không ăn hành tây dập, thối, mọc mầm. Nên ăn hành tây tươi hoặc nấu chín nhẹ để giữ được nhiều dưỡng chất. Người bị bệnh dạ dày hoặc tiêu hóa kém nên hạn chế ăn hành tây sống để tránh làm tình trạng nặng thêm. Người bị dị ứng với hành tây hoặc các thành phần trong họ hành cần tránh ăn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài ra, không nên kết hợp hành tây với sữa, thịt đỏ, trái cây chua (như cam, chanh), cà chua và cá biển, vì chúng có thể gây khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất và kích ứng dạ dày. Hành tây cũng làm giảm hiệu quả của một số chất dinh dưỡng trong các thực phẩm này.

Nguồn và ảnh: HK01, Family Doctor

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày