Trước Tết, dân tình đua nhau khoe chiếc tủ lạnh nhà mình ngập tràn đồ ăn, bánh trái tự chuẩn bị để "xử" trong những ngày rảnh rỗi. Nhưng sau Tết lại là cảnh tượng hoàn toàn trái ngược khi nhiều món chẳng thể nào ăn hết, đành phải mang nhét đầy vào để bảo quản hoặc có khi… mang vứt đi vì đã ngán tận cổ.
Mới đây, trong một group Facebook xuất hiện bài đăng chia sẻ hình ảnh chiếc tủ lạnh ngập tràn bánh chưng sau Tết. Chắc có lẽ vì lỡ tay nấu nhiều mà nhà lại chẳng ai ăn nên mới thành ra cảnh này. Bên dưới, cư dân mạng cũng nhanh chóng để lại nhiều hình ảnh chia sẻ bên trong chiếc tủ lạnh nhà mình sau 3 ngày Tết. Có người còn tích trữ món này, món nọ, cũng có người thì… hết sạch đồ ăn!
Chiếc tủ lạnh ngập tràn bánh chưng sau 3 ngày Tết đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng hiện tại.
Đa số tủ lạnh nhà mọi người sau Tết đều còn ngập tràn đồ ăn, nhét vào chật kín cả tủ. - (Ảnh: Victor Vu, Trang Tran, Pham Nguyen Minh Nhat, Yam Yam)
Và cũng có cả trường hợp... không còn gì sau Tết! - (Ảnh: Siêu Vũ)
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như cái tên và hình dáng của loại bánh không bị mang ra bàn luận rôm rả bên dưới phần bình luận. Nhiều người cho rằng, đây vốn là bánh tét của miền Nam vì có hình dáng dài, vả lại "bánh chưng thì bắt buộc phải có hình vuông tượng trưng cho mặt đất". Số khác lại cho rằng bánh chưng thực tế có nhiều hình dạng, ở một số tỉnh phía Bắc những chiếc bánh được gói bằng gọi nếp, đỗ xanh, thịt mỡ thì đều có thể gọi là bánh chưng.
Những chiếc bánh để trong tủ cũng trở thành tâm điểm bàn tán của cư dân mạng. - (Ảnh: Hiền Ngố)
Loạt bình luận tranh cãi nảy lửa của dân mạng về tên chính xác của loại bánh này.
Có ý kiến còn cho rằng "bánh chưng tượng trưng cho mặt đất thì phải có hình vuông"?
Cũng có ý kiến cho rằng gói cùng những nguyên liệu đó thì vẫn được xem là bánh chưng (bánh chưng dài).
Cuộc tranh cãi diễn ra cũng khá xôn xao khi 9 người 10 ý. Kết lại, một cô gái cho hay thực chất món trong tủ lạnh là "bánh chưng gù" – một loại bánh đặc trưng của người Nùng ở vùng Tây Bắc. Tìm hiểu thêm trên mạng, được biết món bánh này còn xuất hiện khá phổ biến trong thực đơn ngày Tết của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc khác như người Tày, Dao, Thái,...
Bánh chưng gù được cho là tượng trưng cho hình dáng của người phụ nữ dân tộc đang đeo một chiếc gùi trên lưng và cúi xuống hái lúa, hái ngô. Nó có kích thước nhỏ, cầm vừa lòng bàn tay, cảm giác rất múp míp chứ không hẳn là vuông vức hay tròn trịa như bánh chưng và bánh tét.
Nhìn chung, bánh không quá khác biệt so với bánh chưng vuông, trừ kích cỡ nhỏ xinh. Bánh cũng có phần vỏ được làm bằng gạo nếp và phần nhân với đậu xanh, thịt mỡ. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp nương và ngâm với nước lá dong trước khi gói nên có màu xanh đều từ trong ra ngoài. Vỏ bánh khá dày và dẻo, có thể là do bánh không bị nén như bánh chưng thông thường. Tuy nhiên nó có 2 nhược điểm là ăn hơi bị dính răng và khó bảo quản lâu như 2 loại bánh kia.
'Bánh chưng gù" thường có hình dáng múp míp, được xem là sự "lai tạp" của cả bánh tét miền Nam và bánh chưng vuông truyền thống miền Bắc.
Nhờ cộng đồng mạng mà giờ ta lại biết thêm được một thông tin vô cùng bổ ích bạn nhỉ?