Ngày nay tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ruột ngày càng gia tăng. Theo bác sĩ phẫu thuật Vương Hồng (sống và làm việc tại Trung Quốc), lý do ngày càng nhiều người mắc loại ung thư này chỉ có thể là do:
- Thói quen ăn uống giàu chất béo, giàu protein, ít chất xơ và nhiều calo. Điều đó sẽ khiến đường ruột bị tổn thương, sau một thời gian dài sẽ bị tăng nguy cơ ung thư đường ruột.
- Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động, hút thuốc và uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
- Một số yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Ví dụ như đa polyp gia đình (FAP).
- Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, nguy cơ ung thư ruột cũng ngày càng tăng.
- Xã hội phát triển khiến cho chất độc hại, chất ô nhiễm và bức xạ trong môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
- Các bệnh mãn tính như viêm ruột, tiểu đường, béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Do đó, bác sĩ Vương Hồng nhấn mạnh mọi người nên đi tầm soát ung thư, khám sức khỏe định kỳ, nội soi đại tràng... để có thể giúp phát hiện sớm ung thư ruột và điều trị kịp thời.
Bác sĩ cũng chia sẻ rằng ung thư ruột ở giai đoạn đầu thường xuất hiện một số dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn. Tóm gọn lại trong "3 nhiều, 2 đau" dưới đây.
3 nhiều bao gồm
1. Tăng tần suất đại tiện
Đại tiện là quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể. Nó có lợi cho việc thải độc, giảm bớt gánh nặng cho cơ thể. Thông thường, mọi người sẽ đại tiện 1-2 lần/ngày. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy việc đại tiện diễn ra bất thường: Nhiều hơn 3 lần/ngày. Hoặc là ít hơn 3 lần/tuần thì nên cảnh giác và đi khám càng sớm càng tốt.
2. Xì hơi, ợ hơi quá nhiều
Khi các khối u ác tính trong ruột phát triển lớn hơn thì sẽ chiếm không gian trong ruột. Điều này khiến cho thực phẩm không thể tiêu hóa kịp thời, thực phẩm tích tụ và lên men trong ruột, lâu dần sẽ gây ra các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, xì hơi.
3. Phân thường xuyên có máu
Bệnh nhân mắc ung thư ruột thì trong phân thường xuyên có máu, nguyên nhân chủ yếu là do sự ma sát giữa phân khi đi qua bề mặt khối u ung thư. Khi khối u tiếp tục phát triển thì nó sẽ bị loét, hoại tử và chảy dịch tiết nhiều hơn. Lâu ngày sẽ khiến máu lẫn cục máu đông trong phân tăng lên rõ rệt, nó có màu đỏ sẫm và thường bị trộn lẫn với phân.
2 đau đó là
1. Đau bụng
Đau bụng cũng là một triệu chứng tương đối phổ biến ở bệnh nhân ung thư ruột. Người bệnh thường cảm thấy đau bụng từng cơn, đau ở vùng dạ dày và ảnh hưởng đến toàn bộ vùng bụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, phờ phạc.
Càng về sau, khối u ác tính càng xâm lấn dây thần kinh mô ruột khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
2. Đau hậu môn
Khi tế bào ung thư ruột di căn đến hậu môn sẽ xuất hiện tình trạng đau rát hậu môn, kèm theo chảy máu. Nhiều người dễ nhầm lẫn đây là biểu hiện của bệnh trĩ.
Ngoài ra, đau hậu môn sẽ đi kèm với tình trạng phân loãng hơn, đi ngoài ra máu nhiều hơn, sụt cân bất thường. Lúc này mọi người nên đề cao cảnh giác, đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
1. Cần tây
Bác sĩ Vương Hồng cho biết, cần tây rất giàu các chất như cellulose, vitamin và khoáng chất. Những chất dinh dưỡng này có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Cellulose trong cần tây có thể thúc đẩy nhu động ruột, tăng tần suất đại tiện, hỗ trợ đường ruột làm sạch độc tố. Từ đó giảm gánh nặng cho đường ruột và ngăn ngừa các bệnh như ung thư đường ruột.
2. Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều beta-caroten. β-caroten là chất chống oxy hóa, có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, giảm tác hại của các chất độc đối với đường ruột, ngăn ngừa ung thư.
Cellulose trong cà rốt cũng có thể thúc đẩy nhu động ruột và kích thích đại tiện, hỗ trợ làm sạch đường ruột một cách hiệu quả.