Và món đồ ấy chẳng đâu xa lạ, chính là những chiếc rèm vải dày dặn - thiết kế từng được xem là "biểu tượng" của không gian sang trọng. Trước đây, chúng được lòng nhiều gia đình Trung Quốc nhờ vào khả năng che chắn ánh sáng hiệu quả cùng với đó là vô vàn kiểu dáng bắt mắt, giúp tô điểm và làm đẹp cho không gian sống.
Theo thời gian, nhiều gia đình Trung Quốc đang ngày càng "quay lưng" với thiết kế này, có thể nói hiện nay còn rất ít nhà lắp đặt và sử dụng. Nguyên nhân được chỉ ra như sau:
1. Giá đắt
Đừng tưởng rèm vải chỉ là món đồ trang trí đơn giản, thực tế, chúng có thể khá đắt đỏ. Tùy vào mẫu mã, chất liệu và thiết kế, một bộ rèm vải hoàn chỉnh có thể có giá lên đến vài triệu đồng. Nhất là các loại rèm làm từ chất liệu cao cấp như lụa, nhung, vải nhập khẩu hoặc các bộ rèm thông minh có cơ chế điều chỉnh tự động, giá lại càng cao hơn.
2. Tốn thời gian vệ sinh
Rèm vải thường có chất liệu dày và khả năng hút bụi mạnh mẽ, vì vậy sau một thời gian ngắn sử dụng, chúng sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn. Với kích thước lớn và trọng lượng nặng, việc giặt rèm hiển nhiên sẽ trở thành một công việc vô cùng tốn sức.
Máy giặt ở nhà thường không thể gánh nổi công việc này, vì vậy cách tốt nhất là giặt tay. Tuy nhiên, do rèm đã qua quy trình định hình nhiệt nên khi sau giặt xong, chúng sẽ dễ bị nhăn nhúm và khó giữ được 100% vẻ đẹp như ban đầu.
Nếu mang rèm đi giặt khô ở tiệm, đúng là tiết kiệm nhiều công sức nhưng chi phí lại khá đắt đỏ. Nhà nào càng sử dụng nhiều rèm thì giá thành càng tăng theo cấp số nhân. Vô hình sẽ tạo ra tình trạng: tự giặt rèm thì mệt mà gửi tiệm thì "xót ví".
3. Tiềm ẩn nguy cơ formaldehyde
Rèm vải là một trong những món đồ có thể chứa lượng formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khoẻ khi sử dụng lâu dài.
Đặc biệt là những loại rèm vải có màu sắc sặc sỡ, bởi chúng thường được nhuộm bằng hóa chất chứa lượng lớn formaldehyde. Vậy nên, dù có giặt đi giặt lại bao nhiêu lần thì formaldehyde vẫn không thể biến mất. Nó sẽ tiếp tục phát tán trong không khí và âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
4. Thú cưng có thể phá hoại rèm
Nhà nào nuôi thú cưng đặc biệt là mèo và chó, rèm vải chắc chắn sẽ không phải là lựa chọn lý tưởng. Bởi thú cưng có thể tha hồ trổ tài phá phách, từ cắn xé đến leo trèo, khiến bộ rèm không còn giữ được vẻ đẹp ban đầu. Ít thì sứt chỉ đường tà, nhiều thì chẳng khác gì "bẹo hình bẹo dạng", khiến chúng chi chít những vết nhăn nhúm và vương vãi sợi chỉ ở khắp nơi.
Nếu không dùng rèm cửa sẽ không thể chắn sáng hiệu quả, vậy nên đây vẫn là thiết kế rất cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên thay vì sử dụng rèm vải, hiện nay nhiều gia đình Trung Quốc thường ưu tiên sử dụng 2 thiết kế sau.
1. Rèm voan cho phòng khách
Phòng khách không nhất thiết phải chặn ánh sáng hoàn toàn, vậy nên chỉ cần dùng một lớp rèm voan mỏng nhẹ là đủ. Chúng vẫn có tác dụng giảm bớt ánh sáng chói chang, mang lại sự dịu nhẹ cho không gian và quan trọng là không làm cho căn phòng trở nên nặng nề như rèm vải dày.
Trong trường hợp một lớp voan không đủ che ánh sáng như mong muốn, nhiều nhà sẽ kết hợp sử dụng thêm một lớp vải lanh và một lớp vải mờ để tạo ra hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời, không chỉ che chắn tốt mà còn mang lại cảm giác sang trọng cho không gian.
2. Dùng rèm gỗ cho phòng ngủ
Phòng ngủ cần được che sáng tốt hơn để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, do đó nhiều nhà sẽ ưu tiên sử dụng rèm gỗ. Món đồ này chẳng những có khả năng điều chỉnh ánh sáng linh hoạt mà còn đem lại vẻ ấm áp, gần gũi cho không gian. Do đó chúng được coi là lựa chọn lý tưởng cho những khu vực như phòng ngủ, phòng làm việc hoặc những nơi cần sự yên tĩnh và thoải mái.
Nguồn: Zhiyou