Nhiều năm trở lại đây, phượt nổi lên như một trào lưu của những người mê xê dịch. Họ đơn giản lên đường bằng sự ngẫu hứng, bụi phủi, thường không chuẩn bị trước chuyến đi quá nhiều, không muốn bị bất kỳ điều gì bó buộc, chỉ đi bằng lòng đam mê. Phượt thủ là những người ham mê tự do, thích khám phá, không lo ngại hay sợ sệt điều gì. Người ta vẫn hay bàn luận về phượt thủ nhưng kèm theo đó là những suy nghĩ chủ quan mà không phải tất cả đều đúng, điển hình là những nhận định như dưới đây.
Đa phần là vậy, bởi những chuyến đi tự do như thế này yêu cầu khá cao về sức khỏe và ý chí. Nhiều khi nó đi kèm yếu tố khó khăn, nguy hiểm. Chịu nắng mưa, lội bùn, chạy xe thâu đêm,...đó là những trải nghiệm khá thường xuyên của dân phượt. Nên người ta thường mặc định rằng phượt chỉ dành cho những người trẻ.
@nhi.abu.95
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ người trẻ mới có thể chinh phục được những cung đường. Nếu thực sự đã là đam mê, thì bất cứ ai cũng có thể làm được.
Chẳng nói đâu xa, nước ta có phượt thủ Trần Lê Hùng, 66 tuổi, vừa trở về Việt Nam an toàn sau chuyến rong ruổi qua hơn 30 quốc gia và 40 vùng lãnh thổ khiến cộng đồng mạng không khỏi thán phục. Dám ước mơ, dám thực hiện, dám thử thách. Đó không chỉ là câu chuyện của những người trẻ, mà còn của rất nhiều người khác.
@lehang
Chỉ những ai ít tiền mới phải đi phượt
Một trong những điều nghĩ sai về phượt thủ khá phổ biến đó là chỉ có những người ít tiền mới đi phượt. Quả thật những chuyến đi phượt sẽ tiết kiệm kha khá so với việc đi du lịch theo tour, vì bạn sẽ không cần phải trả thêm phí cho hướng dẫn viên. Bạn có thể ăn uống ở những nơi bình dân, ngủ ở các homestay hơn là nghỉ dưỡng ở khách sạn, resort 4 - 5 sao sang trọng.
@lehang
Nhưng đâu phải vì thế mà nhiều người chọn hình thức phượt. Phượt mang tới cho chúng ta những trải nghiệm tuyệt vời mà du lịch sang chảnh không có được, đó là thỏa mãn khát khao khám phá, tới thăm được những nơi mới lạ, có phần hoang sơ và cheo leo. Chính bởi lẽ đó mà nhiều người dù có rủng rỉnh tiền nhưng họ vẫn chọn hình thức đi phượt.
@trugofoodtravel
Thường thì những nơi với địa hình hiểm trở ít ai biết đến lại càng kích thích cảm giác chinh phục ở dân phượt, những người không để cho đôi chân mình rảnh rỗi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lựa chọn đi tìm hiểu ngay nơi mình đang sống hay một chuyến về quê tìm lại những điều gần gũi.
@phamvinh
Theo quan niệm của đại đa số, phượt có nghĩa là hành xác. Bởi vì đi phượt có phải đi du lịch hay nghỉ dưỡng đâu, để chạm được những cảnh đẹp nơi rừng sâu núi thẳm thì phải chịu khổ, chịu gian nan, băng rừng vượt thác.
@nguyenthanhtrung
Thêm một suy nghĩ sai lầm đi kèm là dân phượt sẽ phải ăn uống kham khổ, ngủ màn trời chiếu đất. Thực tế thì họ thường lựa chọn hình thức nghỉ tại homestay để có thêm cơ hội kết nối với bạn bè, và cũng chính họ lại là những người được thưởng thức nhiều sản vật địa phương nhất. Vừa nạp thêm năng lượng, được ăn ngon, lại có những người bạn mới, "hành xác" thế này thì cũng không tệ nhỉ?
@nguyenthanhtrung
Xe máy là phương tiện chủ yếu chứ không phải tất cả người đi phượt đều sử dụng xe máy. Tùy theo từng điểm đến, từng dạng địa hình mà các phượt thủ quyết định sử dụng phương tiện nào cho phù hợp. Nếu khám phá miền Tây sông nước thì chắc rằng đi bằng thuyền sẽ đem lại những trải nghiệm thú vị. Hay sử dụng xe đạp cho những vùng địa hình bằng phẳng, đường đi nhỏ hẹp,…cũng là một lựa chọn hợp lí.
@thanhnguyen