Giải mã hiện tượng đến kỳ "rớt dâu" mà không thấy máu kinh nguyệt

Thỏ, Theo Trí Thức Trẻ 23:30 04/02/2020

Mặc dù thật khó khăn để giữ bình tĩnh nhưng hãy cùng tìm hiểu về việc tại sao tới kỳ "đèn đỏ" lại không có máu và những vấn đề liên quan đến nó bạn nhé!

Điều quan trọng trước tiên là bạn phải hiểu sự khác biệt giữa kinh nguyệt và rụng trứng. Rụng trứng là khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng để chuẩn bị thụ tinh. Trong khi đó, kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo theo chu kỳ mỗi tháng sau khi rụng trứng mà không được thụ tinh. Thế nên, nếu tới chu kỳ hàng tháng mà không thấy máu xuất hiện thì đó có thể là một dấu hiệu bất thường.

Liệu có khả năng tới chu kỳ rồi mà không có máu kinh nguyệt hay không?

 Giải mã hiện tượng đến kỳ rớt dâu mà không thấy máu kinh nguyệt - Ảnh 1.

Điều đó là có thể nhưng hiếm khi xảy ra! Bạn có thể rụng trứng và không có kinh, hoặc có thể có kinh mà không rụng trứng.

Rụng trứng là khi buồng trứng của người phụ nữ giải phóng một quả trứng trưởng thành, đã sẵn sàng cho việc thụ tinh, men theo ống dẫn trứng để bắt đầu cuộc hành trình của nó vào tử cung. Có nhiều lý do khiến việc rụng trứng không phối hợp "nhịp nhàng" với chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như bạn bị căng thẳng hoặc đang gặp các vấn đề về tuyến giáp. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy trò chuyện với bác sĩ hoặc người thân để đảm bảo mọi thứ đều ổn.

Mặt khác, bạn có thể có kinh, nhưng việc rụng trứng sẽ không được thực hiện. Đây là trường hợp khi bạn sử dụng biện pháp tránh thai. Điều này sẽ ngăn chặn sự rụng trứng, dù vẫn có máu kinh nhưng sẽ ít hơn thông thường.

 Giải mã hiện tượng đến kỳ rớt dâu mà không thấy máu kinh nguyệt - Ảnh 2.

Khi bạn phát hiện ra bản thân bị chảy máu bất thường giữa chu kỳ hoặc chảy máu không liên quan đến việc rụng trứng. Có thể hiểu rằng, rụng trứng phức tạp hơn nhiều so với chu kỳ kinh nguyệt - được hiểu đơn giản là do trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc của tử cung sẽ bong ra và chảy ra bên ngoài âm đạo.

Làm thế nào để bạn biết đó là biểu hiện của chu kỳ hay là triệu chứng bất thường?

 Giải mã hiện tượng đến kỳ rớt dâu mà không thấy máu kinh nguyệt - Ảnh 3.

Thông thường, sẽ có một loạt các triệu chứng mà chúng ta có thể cảm thấy khi phải đối mặt với sự thay đổi nội tiết tố, như chuột rút, đầy hơi, đau tức ngực và mệt mỏi. Những dấu hiệu chung chung khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc nhận định và phân biệt.

Nhưng nếu bạn cảm thấy không ổn và gặp các triệu chứng bất thường với tần suất nhiều lần, hãy tới gặp các bác sĩ để tìm hiểu xem liệu nó có liên quan đến hormone, chu kỳ hay bệnh phụ khoa nào không nhé!

Source (Nguồn): Seventeen