Ghế toilet chuyển màu xanh, màu tím sau khi đi vệ sinh: Hiện tượng tưởng hài hước hóa ra lại là mối nguy hiểm khôn lường

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 00:02 28/05/2020

Sau khi đi vệ sinh xong bỗng nhiên chiếc ghế toilet bị biến đổi màu và rất khó xóa dấu vết? Đây có thể là cơ thế đang báo động tình trạng sức khỏe đấy!

Ghế bồn cầu tự biến thành màu xanh sau khi đi vệ sinh, câu chuyện tưởng chừng vừa hài hước vừa thơ mộng có thể xảy đến với bất kỳ chúng ta. Trong nhiều trường hợp, ghế toilet thậm chí còn chuyển thành màu xanh lam và tím như màu dải ngân hà giống như có ai đó vừa tác động phép ma thuật.

Thực tế, ghế toilet biến đổi màu đôi khi lại là dấu hiệu bất thường chứng tỏ bạn đang có bệnh. Cùng khám phá lý do tại sao lại có hiện tượng này nhé!

1. Nguyên nhân đầu tiên là do chiếc quần jeans màu xanh

Ghế bồn cầu tự chuyển màu xanh có thể xảy ra khi bạn để một vật màu xanh lên bệ toilet. Quần jeans có thể để lại vết bẩn trên da chúng ta, đặc biệt là những chiếc mới. Khi tính đến giả thuyết này, kể cả khi bạn không nhớ màu chiếc quần ngày thường mặc thì hãy nhớ những vết bẩn này có thể xóa dễ dàng. Vậy nên nếu ghế toilet vẫn màu xanh dù bạn cố xóa thì có nghĩa nó xuất phát từ lý do khác.

Ghế toilet chuyển màu xanh, màu tím sau khi đi vệ sinh: Hiện tượng tưởng hài hước hóa ra lại là mối nguy hiểm khôn lường - Ảnh 1.

2. Màu của mồ hôi và dầu trên cơ thể biến thành màu xanh

Nhiễm sắc thể là hiện tượng mà dầu và mồ hôi trong cơ thể chúng ta biến thành màu xanh hoặc thậm chí là màu xám. Cơ thể chúng ta có một tuyến mồ hôi phổ biến trong cơ thể là lipofuscin. Những người nhiễm sắc thể có nồng độ lipofuscin cao có thể bị tình trạng thay đổi dầu và mồ hôi trên cơ thể thành màu xanh. Nếu bị tình trạng này, bạn sẽ thấy những dấu màu xanh trên da, quần áo và ga trải giường.

Ghế toilet chuyển màu xanh, màu tím sau khi đi vệ sinh: Hiện tượng tưởng hài hước hóa ra lại là mối nguy hiểm khôn lường - Ảnh 2.

3. Khi vi khuẩn hòa với mồ hôi tạo ra màu sắc

Đây là một trường hợp hiếm gặp khi vi khuẩn không gây bệnh và mồ hôi gặp nhau tạo nên phản ứng hóa học Pseudochromhidrosis. Khi phản ứng xảy ra, chúng ta có thể nhận thấy rõ sự thay đổi màu ở các khu vực như nách, kẽ chân... Ngoài màu xanh lam, chúng có thể biến thành màu đỏ hay thậm chí màu đen. Vì vậy khi sử dụng toilet có thể để lại vết bẩn trên ghế. Trên thực tế, bạn cũng có thể nhận thấy rõ sự đổi màu sắc trên các bề mặt khác như bồn tắm.

Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc bôi có thể chống lại vi khuẩn và chữa lành tình trạng này. Nhưng hãy nhớ đến gặp bác sĩ trước khi bôi bất cứ thuốc gì không rõ nguồn gốc nhé!

Ghế toilet chuyển màu xanh, màu tím sau khi đi vệ sinh: Hiện tượng tưởng hài hước hóa ra lại là mối nguy hiểm khôn lường - Ảnh 3.

4. Thay đổi hormone có thể là nguyên nhân tạo nên tình trạng biến đổi màu sắc

Thay đổi nội tiết cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệ ghế toilet chuyển xanh. Điều này lý giải tại sao số lượng lớn những người báo cáo xuất hiện tình trạng ghế toilet màu xanh thường là phụ nữ có thai. Bởi mang thai làm gia tăng nồng độ hormone gây nên tình trạng biến đổi màu sắc. Vậy nên khi da tương tác với ghế toilet khiến nó bị phủ một lớp xanh. Trong trường hợp này, những chiếc ghế sẽ rất khó lau vết bẩn.

Ghế toilet chuyển màu xanh, màu tím sau khi đi vệ sinh: Hiện tượng tưởng hài hước hóa ra lại là mối nguy hiểm khôn lường - Ảnh 4.
Ghế toilet chuyển màu xanh, màu tím sau khi đi vệ sinh: Hiện tượng tưởng hài hước hóa ra lại là mối nguy hiểm khôn lường - Ảnh 5.