Tiếp tục cập nhật...
Ngày 30/3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa chấp thuận với đề xuất của Sở Giao thông vận tải (GTVT) về việc tạm dừng mọi hoạt động xe buýt công cộng trên địa bàn Thành phố từ ngày 1/4 đến hết ngày 15/4/2020.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy và UBND Thành phố tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 chiều 24/3, Sở GTVT TP. HCM đã có thông báo về tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, từ 0h ngày 28/3 đến hết 15/4/2020, thành phố sẽ tạm ngừng hoạt động 54 tuyến xe buýt, bao gồm cả một số tuyến nội thành và một số tuyến kết nối các tỉnh liền kề. Tuy nhiên, hiện tại đã có quyết tạm dừng mọi hoạt động của xe buýt từ ngày 1/4.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở Y tế yêu cầu các cơ quan trên lưu ý 9 nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm việc sàng lọc dịch bệnh Covid-19, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh, người nhà và khách đến liên hệ công tác, các đơn vị, cá nhân tham gia cung ứng các dịch vụ hậu cần tại bệnh viện như nhân viên vệ sinh, bảo vệ, giặt ủi, siêu thị mini, căn tin... tới bệnh viện. Hạn chế số cổng ra, vào tại đơn vị phòng Covid-19. Yêu cầu phải thực hiện khai báo y tế đầy đủ để điều tra dịch tễ học...
2. Có hình thức thông báo cho người bệnh, người nhà người bệnh về việc tạm ngừng thăm nuôi bệnh tại bệnh viện kể từ ngày 30/3 để phòng Covid-19, mỗi người bệnh chỉ có 1 người nhà chăm sóc hỗ trợ tinh thần, đề nghị bệnh viện tổ chức lập danh sách người nhà để quản lý y tế.
Việc thăm nuôi bệnh nhân sẽ tạm ngưng từ 30/3 (Ảnh minh họa).
3. Cân nhắc chỉ định nhập viện điều trị nội trú nhằm hạn chế số người bệnh vào điều trị nội trú.
4. Xây dựng phương án, kế hoạch bố trí nhân lực làm việc theo ca và nhân sự làm việc trong thời gian tối thiểu 3 tháng nhằm dự phòng tình huống lây nhiễm phải cách ly y tế.
5. Có phương án với nhân viên y tế, phải thực hiện khai báo y tế đầy đủ để phục vụ điều tra dịch tễ học, trường hợp nhân viên y tế khai báo không trung thực hoặc không đầy đủ sẽ bị xử lý theo quy định.
6. Tổ chức nơi ăn và nghỉ ngơi sau giờ làm việc đối với nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid-19 để phục hồi tốt nhất.
7. Tạm thời ngưng hoạt động cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của phòng khám đa khoa và bệnh viện (trừ trường hợp cấp cứu) và tất cả các phòng khám chuyên khoa tư nhân kể từ ngày 30/3 để phòng chống Covid-19.
8. Về việc tạm ứng viện phí, trong thời gian cách ly y tế, nếu người bệnh hoặc người nghi ngờ phát sinh các bệnh khác thì phải thực hiện thăm khám, điều trị ngay, không thực hiện thu tiền tạm ứng của người bệnh.
9. Giao cho BV Bệnh Nhiệt đới, BV Dã chiến Củ Chi và BV Điều trị Covid-19 khẩn trương rà soát, đảm bảo các tiêu chí về buồng áp lực âm theo hướng dẫn của Hội đồng Khoa học Công nghệ của Sở Y tế.
Liên quan đến tình hình dịch covid -19 , ngày 30/3 theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cho biết, lực lượng chức năng TP Hạ Long đã ra quân xử lý vi phạm nhiều trường hợp không chấp hành quy định về phòng chống dịch của thành phố.
40 người bị đưa về khu tập trung vì ra đường không có lý do ở Hạ Long.
Cụ thể, từ 22h ngày 29/3 đến sáng 30/3, toàn thành phố có hơn 40 trường hợp ra đường sau 22h mà không có lý do chính đáng (không phải người thực thi công vụ, không đưa người đi cấp cứu, không phải là người lao động đi làm ca đêm...).
Tất cả các trường hợp trên đều bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, vi phạm luật cư trú, xử lý nếu không đeo khẩu trang, xử lý vi phạm ATGT.
Cùng với đó, lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, hành trình, tiếp xúc... và giữ các trường hợp vi phạm qua đêm để họ trải nghiệm và nhận thức trách nhiệm với cộng đồng.
Được biết, những trường hợp nêu trên đều được đưa về nhà văn hóa các phường gần nhất để quản lý, theo dõi và ngủ qua đêm.
Sau khi giữ một đêm, TP Hạ Long sẽ sàng lọc, các trường hợp có đầy đủ giấy tờ, nhân thân rõ ràng, sức khoẻ ổn định thì mời cơ quan đến giao nhận người hoặc mời đại diện gia đình cùng với Bí thư kiêm Trưởng thôn, khu đến bàn giao người để về cơ quan, thôn, khu tiếp tục theo dõi. Việc giao nhận người phải có biên bản lưu trữ và thống kê danh sách gửi về Ban Chỉ đạo thành phố.
Ghi nhận của VOV cho biết, tại phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 30/3 về biện pháp phòng, chống Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý công bố dịch Covid-19 toàn quốc và yêu cầu tiếp tục rà soát mọi đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, nhất là người bệnh, người thăm bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3. Đặc biệt, cương quyết và không do dự yêu cầu người dân ở nhà. Tỉnh nào ở tỉnh đó, nhà nào ở nhà đó.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong phòng, chống dịch, trong đó, ngành công thương đã sản xuất thành công bộ đồ bảo hộ, sản xuất đầy đủ khẩu trang phục vụ nhu cầu trong nước.
Thủ tướng đồng ý cho phép Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận bệnh nhân nặng cấp cứu, yêu cầu Bệnh viện đảm bảo tổ chức chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho cả nhân viên y tế và bệnh nhân.
Bộ Y tế nghiên cứu quy trình khám chữa bệnh phù hợp, tránh xảy ra tình trạng một cá nhân mắc Covid-19 dẫn đến lây nhiễm, ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện, nhất là khi số người có nguy cơ dương tính vẫn ở ngoài xã hội.
Yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15 của Thủ tướng, các kết luận của Thủ tướng và của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Thủ tướng nêu rõ, tiếp tục "thần tốc" trong chống dịch, cương quyết dồn mọi nguồn lực dập dịch bằng mọi nguồn lực.
Theo VOV, thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; trước yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/ĐU ngày 30/3/2020 với mục tiêu thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ - kế hoạch năm 2020 của Tập đoàn.
Đối với yêu cầu, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Nghị quyết cũng đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho các khu vực cách ly tập trung của Nhà nước, các bệnh viện nói chung và các bệnh viện thực hiện nhiệm vụ cứu chữa bệnh nhân bị nhiệm Covid-19.
Nghiên cứu, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét miễn/giảm giá điện cho một số đối tượng khách hàng trong giai đoạn đại dịch Covid-19, trọng tâm là các khu vực cách ly tập trung, các viện xét nghiệm virus Corona, các bệnh viện đang thực hiện nhiệm vụ chữa trị bệnh nhân bị nhiễm Covid-19.
Các Tổng công ty Điện lực chủ động rà soát, thống kê các đối tượng khách hàng được hỗ trợ tiền điện, đề ra các giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định và an toàn cho các đối tượng này trong thời gian chống dịch.
Xem xét để giãn thời gian thu tiền điện 1 tháng trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và kịp thời thông tin đến cán bộ, đảng viên, người lao động về tình hình, diễn biến của dịch bệnh; xây dựng các kịch bản ứng phó đối với dịch bệnh, không để cán bộ, nhân viên bị nhiễm bệnh.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh , tới 18h chiều nay, đã ghi nhận thêm 9 ca mắc mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 203.
Trong đó 7 người là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh, 1 bệnh nhân tới khám tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới BV Bạch Mai và một bệnh nhân từ nước ngoài về được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Xem chi tiết danh sách 9 ca bệnh mới tại đây.
Trong chiều 30/3, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung quyết định triển khai lấy mẫu test nhanh ở các phường xung quanh bệnh viện Bạch Mai. Kết quả sẽ có sau 10 phút.
Ông Chung đánh giá, "con số 26 ca dương tính liên quan đến ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai đã lên tới 30 và có thể hơn nữa, đang chờ Viện vệ sinh dịch tễ và Bộ Y tế công bố". Đặc biệt, ổ dịch tại đây đã có các trường hợp liên quan đến 4 tỉnh, thành phố khác là: Hà Nam, Ninh Bình, Thái Nguyên, Nam Định; lan đến gần 20 quận, huyện.
"Trong thời gian ngắn nữa sẽ lan ra 30 quận, huyện. Vấn đề là khoảng thời gian, bởi tất cả những người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai hiện nay số lượng rất lớn. Khi đã lây lan thì tốc độ rất lớn, rất nhanh, theo cấp số nhân", ông Chung nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng 10 tổ công tác có cả sự tham gia của CATP và của Bộ Tư lệnh Thủ đô để tổ chức lấy mẫu test nhanh tại một số các quận, huyện, các khu tập trung đông người. Ông Chung cho hay, test này sẽ có kết quả trong 10 phút và thông qua việc lấy mẫu máu. Nếu ai đó dương tính với virus SARS-CoV2 là chính xác, đây là test mà Hàn Quốc đã làm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên Việt Nam chỉ còn 2 tuần để thực hiện các biện pháp tích cực chống dịch Covid-19. Bộ Y tế nhận định hiện Việt Nam có 2 ổ dịch lớn là Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và quán bar Buddha (TP.HCM).
Tại ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã xác định được các tâm dịch tại đây gồm: Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Khoa Thần kinh; Khu vực nhà ăn do Công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ.
Thứ trưởng nhận định, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã xác định 5 nhóm có nguy cơ. Trong đó, nhóm nguy cơ cao nhất là bệnh nhân đã xuất viện nếu không được phát hiện giám sát chặt chẽ sẽ lây lan lớn ngoài cộng đồng.
Dịch Covid-19 đã chính thức chuyển sang cấp độ 3. Tất cả cơ sở y tế cần tập trung giải quyết 2 vấn đề: Phát hiện ca nhiễm ngoài cộng đồng và hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Chiều 30/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp của Thường trực Chính phủ, thảo luận các biện pháp chống Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, do đang là giai đoạn dịch diễn biến phức tạp nên hội nghị toàn quốc của Chính phủ với các địa phương để thảo luận các giải pháp chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19 tạm thời dừng lại để tập trung quyết liệt cho công tác chống dịch. Ngay cả phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 trong ít ngày tới cũng chủ yếu họp trực tuyến với các bộ trưởng.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục "thần tốc" trong chống dịch, cương quyết dồn mọi nguồn lực dập dịch. Chúng ta chưa công bố tình trạng phong tỏa, nhưng theo Thủ tướng, việc đi lại của người dân còn quá đông, trong khi đây là nguồn có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, Thủ tướng yêu cầu mọi người dân ở nhà. Việc này phải thực hiện cương quyết và không do dự. Tinh thần là tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó và nhà nào ở nhà đó.
Trừ các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, các bệnh viện, nơi sản xuất phục vụ nhân dân, Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết. Các cơ quan, đơn vị cần bố trí người làm việc trực tuyến tại nhà trong nửa tháng tới, trừ những bộ phận đầu não phải trực.
Xem thêm tại đây.
Ngày 30/3, UBND tỉnh Nghệ An vừa có Công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế và các huyện, thành, thị về việc rà soát, giám sát các trường hợp trở về từ Bệnh viện Bạch Mai.
Thông tin từ Sở Y tế Nghệ An cho biết, trong khoảng thời gian từ ngày 10-24/3 có 962 người tỉnh này đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.
Trong đó có 841 người khám ngoại trú và 121 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai, số còn lại chỉ khám xong về nhà. Con số này chưa tính đến một lượng lớn người nhà các bệnh nhân đi cùng vào bệnh viện.
Xem toàn bộ bài viết tại đây.
Tại ổ dịch Bạch Mai, đến 7h ngày 30/3 đã ghi nhận tổng cộng 26 trường hợp có xét nghiệm dương tính với Covid-19 có liên quan.
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, diễn biến dịch tại Bệnh viện Bạch Mai đang hết sức phức tạp, hiện bộ Y tế mới công bố 26 ca nhưng thực chất theo số liệu mà TP nắm được thì đã có trên 10 ca nữa đang chuẩn bị được Bộ Y tế công bố. Mức độ đang rất là nguy hiểm.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, còn trên 10 trường hợp dương tính với Covid-19 đang chờ bộ Y tế công bố.
Xem toàn bộ bài viết tại đây.
Tối 28/3, Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) đã đến khử khuẩn toàn bộ khuôn viên, hành lang, thang bộ, thang máy, tất cả khu vực công cộng của Bệnh viện Bạch Mai. Đồng thời, Bộ Quốc phòng đã cho hơn 20 xe chở 631 người nhà bệnh nhân đến vùng cách ly, giúp giảm mật độ người trong bệnh viện, qua đó giảm nguy cơ lây nhiễm.
Cũng trong đêm 28/3, Quân đội đã hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai dựng lên 2 khu bệnh viện dã chiến trong khuôn viên bệnh viện. Đây là kịch bản dự phòng để ứng phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Hiện nay tại BV Bạch Mai đã thành lập 2 khu bệnh viện dã chiến, sẵn sàng ứng phó kịch bản xấu nhất. Ảnh: BVCC
Xem toàn bộ bài viết tại đây.
Tại cuộc giao ban của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội vào sáng 30/3, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai đã báo cáo về kết quả xét nghiệm 2 trường hợp là vợ chồng dương tính lần 1 với Covid-19 tại khu đô thị Thanh Hà vào 1h sáng ngày 30/3.
Cụ thể, chồng là anh V.K.L (SN 1979), hiện đang sinh sống tại tòa HH01B khu đô thị Thanh Hà.
Tiền sử dịch tễ của trường hợp này là có đi khám bệnh tại BV Bạch Mai vào ngày 12/3 và đến ngày 18/3 phát bệnh. Hiện tại bênh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, có ho, không sốt.
Vợ là chị L.T.T.N (SN 1980) có đi khám bệnh tại BV Bạch Mai vào ngày 12/3. Bệnh nhân có ho, không sốt, tiếp xúc tốt.
Xem toàn bộ bài viết tại đây.
Sáng ngày 30/3, Bộ Y tế thông báo trong 25 trường hợp mắc Covid-19 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, có 15 trường hợp là nhân viên của công ty TTHH Trường Sinh.
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, công ty Trường Sinh cũng là đơn vị cung cấp suất ăn. Ngay sau khi thông báo có các ca bệnh Covid-19 thuộc công ty TNHH Trường Sinh, BGĐ Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã lập tức thực hiện biện pháp cách ly đồng thời tiến hành xét nghiệm đối với toàn bộ nhân viên của công ty này (bao gồm 19 người) đồng thời có 3 nhân viên y tế của Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế thực hiện việc giám sát.
Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ nhân viên của công ty TNHH Trường Sinh cung cấp suất ăn cho Bệnh viện đều có kết quả âm tính với Covid-19, những nhân viên cung cấp suất ăn cho Bệnh viện Nội tiết này không có liên quan tới các nhân viên phục vụ tại Bệnh viện Bạch Mai. Hai tổ nhân viên cung cấp suất ăn đều làm việc tách biệt nhau tại 2 đơn vị.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Gói hỗ trợ khoảng 280 nghìn tỷ đồng, gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp thuế, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất, lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn là những chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra và sẽ đảm bảo an sinh xã hội.
Xem chi tiết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ tại đây.
Bộ Y tế cho biết đến 5h55 phút sáng ngày 30/3 ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới tại ổ dịch Công ty TNHH Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, đơn vị này không chỉ cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.
Theo tìm hiểu của PV, ngoài cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai thì Công ty TNHH Trường Sinh cũng là đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Lãnh đạo BV Nội tiết Trung ương xác nhận thông tin này và cho biết, đây là đơn vị cung cấp suất ăn cho bệnh viện. Hiện tại tất cả nhân viên của Công ty TNHH Trường Sinh đã được đưa đi cách ly và xét nghiệm, bước đầu đều có kết quả âm tính.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
3 bệnh nhân vui mừng khi được công bố khỏi bệnh vào sáng 30/3.
Sáng 30/3, BV Dã chiến huyện Củ Chi đã tổ chức trao giấy chứng nhận chữa trị thành công Covid-19 cho 3 bệnh nhân (BN53, BN75, BN89). Trước đó vào chiều 29/3, 4 nữ bệnh nhân khác điều trị tại đây cũng đã khỏi bệnh, về nhà sau 3 lần âm tính với SARS-CoV-2.
Trong số 3 trường hợp khỏi bệnh sáng 30/3, có 1 người trở về từ Mỹ, 1 người từ Anh và 1 nam du khách người Cộng hòa Czech.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Ngoài việc tạm dừng thăm bệnh nhân đang điều trị nội trú tại các bệnh viện, Đà Nẵng cũng khuyến cáo nhiều phòng khám tư nhân tạm dừng khám chữa bệnh.
Cụ thể, Đà Nẵng khuyến cáo các phòng khám tư nhân tạm dừng việc khám, chữa bệnh đến ngày 15.4, đặc biệt đối với các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt.
Nếu tổ chức khám, chữa bệnh, các cơ sở phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, đảm bảo khoảng cách, trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ đảm bảo chất lượng như khẩu trang, tấm ngăn che mặt, găng tay, dung dịch sát khuẩn….
Riêng với việc dừng thăm bệnh, Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo tạm dừng việc thăm bệnh nhân đang điều trị nội trú tại các bệnh viện bắt đầu từ ngày 30.3 đến ngày 15.4 (ngoại trừ người trực tiếp chăm sóc người bệnh).
Các cơ sở y tế phải có hướng dẫn, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc đối với người trực tiếp chăm sóc người bệnh; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người nhà thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Thực hiện bố trí giãn giường bệnh trong điều kiện có thể. Tăng tần suất vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt bằng dung dịch Chloramin B hoặc các dung dịch sát khuẩn được Bộ Y tế cấp phép tại các khu vực, vị trí nguy cơ cao; Bố trí giãn giường bệnh trong điều kiện có thể.
Theo Lao Động.
Tính đến 6h sáng ngày 30/3, cả nước đã ghi nhận 194 ca bệnh mắc COVID-19, 25 ca đã khỏi bệnh và ra viện.
169 ca bệnh còn lại hiện đang được điều trị tại 22 cơ sở y tế trên cả nước, trong đó Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Kim Chung đang tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhất với 80 trường hợp ( có 66 người Việt và 14 người nước ngoài).
Về diễn tiến sức khoẻ của các bệnh nhân mắc COVID-19, hiện 65/169 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với COVID-19, trong số này 53 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm từ 2-4 lần âm tính với virus gây COVID-19.
Trao đổi với Phóng viên Báo Sức khoẻ & Đời sống lúc 8h sáng ngày 30/3, TS.BS Phạm Ngọc Thạch- Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cho biết, trong hôm nay sẽ có 30 bệnh nhân mắc COVID-19 có kết quả xét nghiệm âm tính từ 2 lần trở lên, sức khoẻ ổn định, đang điều trị tại Bệnh viện này khỏi bệnh và ra viện, chuyển theo dõi sức khoẻ tại cơ sở khác.
Như vậy, cùng với 25 bệnh nhân đã khỏi và ra viện tính đến ngày hôm qua, trong hôm nay, Việt Nam sẽ có 55 bệnh nhân đã khỏi bệnh và ra viện.
Theo Sức khỏe và Đời sống.
Tính đến sáng ngày 30/3, cả nước đã ghi nhận 194 ca bệnh mắc COVID-19; 25 ca đã khỏi bệnh và ra viện.
169 ca bệnh còn lại hiện đang được điều trị tại 22 cơ sở y tế trên cả nước, trong đó Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung đang tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhất với 80 trường hợp ( có 66 người Việt và 14 người nước ngoài).
Về diễn tiến sức khoẻ của các bệnh nhân mắc COVID-19, hiện 65/169 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với COVID-19, trong số này 53 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm từ 2-4 lần âm tính với virus gây COVID-19.
Tới 6h sáng nay, đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới tại ổ dịch Công ty TNHH Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.
Ca bệnh189 (BN189): Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, địa chỉ tại Tân Quang, Nông Cống, Thanh Hóa, là nhân viên thuộc bộ phận chuyển phát nước sôi của Công ty TNHH Trường Sinh tại các khoa/phòng Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân ở cùng nhà với 2 trường hợp làm cùng công ty dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Trong 2 tuần trở lại đây, bệnh nhân không đi đâu xa khỏi khuôn viên bệnh viện.
Ngày 25/03/2020, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, đau họng và sốt. Ngày 28/03/2020, bệnh nhân được chuyển vào cách ly tại BVNĐTƯ cơ sở Đông Anh, mẫu bệnh phẩm được chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại BVNĐTƯ cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ca bệnh 190 (BN190): bệnh nhân nữ, sinh năm 1971
Ca bệnh 190 (BN191): bệnh nhân nữ, sinh năm 1984
Ca bệnh 192 (BN192): bệnh nhân nữ, sinh năm 1997
Ca bệnh 193 (BN193): bệnh nhân nữ, sinh năm 1999
Ca bệnh194 (BN194): bệnh nhân nữ, sinh năm 1978.
Tối 29-3, Sở Y tế tỉnh Tây Ninh tiếp tục ra thông báo khẩn để thông tin, tìm kiếm người trốn khỏi khu cách ly tập trung tại Trường Trung học cơ sở Thành Long, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Theo đó, lúc 16h ngày 29-3, anh Nguyễn Thành Nam, sinh 25-12-1992, ngụ tại thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh (Hà Nội), căn cước công dân số 001092011750 do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp, đã trốn khỏi khu cách ly tập trung tại xã Thành Long, huyện Châu Thành.
Để thực hiện đúng quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia và đảm bảo an toàn cho cộng đồng, Sở Y tế Tây Ninh đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tây Ninh khẩn trương chỉ đạo lực lượng Công an rà soát các khách sạn, nhà trọ để lấy thông tin về anh Nguyễn Thành Nam; Sở GTVT Tây Ninh thông báo thông tin về anh Nam cho các nhà xe, nếu phát hiện thông tin về anh Nam phải thông báo ngay cho Công an hoặc ngành y tế nơi gần nhất.
Sở Y tế Tây Ninh cũng đã có công văn đề nghị Sở Y tế thành phố Hà Nội thông báo cho địa phương để rà soát đưa anh Nguyễn Thành Nam vào cách ly theo quy định, nếu trở về địa phương.
Trước đó, vào lúc 20g ngày 20-3, anh Nam nhập cảnh về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), và được cơ quan chức năng địa phương đưa vào khu cách ly tập trung tại Trường Trung học cơ sở Thành Long. Đặc biệt anh Nguyễn Thành Nam chưa được xét nghiệm SARS-COV-2.