Đề thi Toán dài 2 mặt giấy nhìn như đề Văn "gây bão" mạng xã hội

Đông, Theo Thanh niên Việt 22:37 28/03/2025
Chia sẻ

Bạn thấy đề thi này thế nào?

Học sinh ngày nay không chỉ học để ghi nhớ mà còn cần phải sáng tạo và tư duy độc lập. Hiểu được điều này, giáo viên đã thay đổi cách kiểm tra để phù hợp hơn với xu hướng học tập mới. Thay vì những bài kiểm tra nhàm chán, giờ đây giáo viên chú trọng đến việc giúp học sinh thể hiện sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Mới đây, MXH xôn xao trước một đề toán lớp 9. Đáng chú ý, nếu chỉ nhìn lướt qua mà không có sự tìm hiểu kỹ, nhiều người lầm tưởng đây là đề văn. Được biết, đây là đề đề Toán kiểm tra giữa học kỳ 2 lớp 9 của Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đề thi Toán dài 2 mặt giấy nhìn như đề Văn "gây bão" mạng xã hội- Ảnh 1.

Đề thi Toán dài 2 mặt giấy nhìn như đề Văn "gây bão" mạng xã hội- Ảnh 2.

Khác hẳn với những đề Toán "khô khan" thường thấy, ngay từ bài 1, đề thi này đã "tạo điểm nhấn" khi trích dẫn một khổ thơ trong bài Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Nội dung một phần của bài 1 như sau:

"Trong bài Tiếng Việt của cố nhà văn, nhà soạn kịch kiêm nhà thơ Lưu Quang Vũ, có khổ thơ sau:

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ

Số lần xuất hiện của mỗi loại dấu (thanh) được ghi lại trong biểu đồ tần số dưới đây (trong hình) :

a) Tìm tần số của dấu sắc trong khổ thơ

b) Tần số tương đối của dấu nặng bằng bao nhiêu phần trăm (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị

[...]"

Có thể thấy, thực ra, việc trích dẫn khổ thơ chỉ là điều kiện cho các yêu cầu của bài toán tính tần số xuất hiện của mỗi loại dấu (thanh) thôi, chứ không phải để học sinh phân tích hay cảm thụ.

Ngoài lồng ghép thơ, đề thi còn kết hợp kiến thức từ nhiều môn học khác nhau. Ví dụ, câu 2 bài 1 không chỉ kiểm tra kiến thức về xác suất mà còn "tinh tế" lồng ghép cả cách pha/phối màu. Bài 3 lại bắt kịp thời sự, nói về vấn đề giải tỏa mặt bằng, di dời hộ dân để mở rộng không gian công cộng, nhưng lại yêu cầu học sinh áp dụng năng lực mô hình hoá và kiến thức về phương trình bậc hai để giải quyết. Còn bài 5 thì cực kỳ thực tế, khi yêu cầu vận dụng Toán để thiết kế không gian sống tối ưu cho cuộc sống hằng ngày.

"Đổi mới kiểm tra đánh giá là một quá trình quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học. Trên tinh thần ấy, tổ Tự nhiên 1 của nhà trường đã xây dựng các đề kiểm tra mang tính thực tiễn, có sự liên kết giữa các lĩnh vực, đồng thời khuyến khích tư duy, giúp học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức vào cuộc sống", đại diện Trường THCS Trưng Vương - Hoàn Kiếm - Hà Nội chia sẻ về đề thi gây sốt này trên fanpage chính thức của trường.

Đề thi Toán dài 2 mặt giấy nhìn như đề Văn "gây bão" mạng xã hội- Ảnh 3.

Đề thi Toán dài 2 mặt giấy nhìn như đề Văn "gây bão" mạng xã hội- Ảnh 4.

Khuôn viên cực đẹp của trường Trường THCS Trưng Vương - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Với cách ra đề sáng tạo và mới mẻ, không có gì khó hiểu khi đề thi nhanh chóng "gây bão" mạng xã hội. Đặc biệt, các bạn học sinh lớp 9 của trường - những người trực tiếp làm bài thi, đều tỏ ra vô cùng thích thú.

Dưới đây là một số bình luận từ netizen:

- Đề thi năm nay thật sự rất thú vị. Không chỉ có Toán, mà còn lồng ghép cả kiến thức về màu sắc, Vật lý nữa. Cảm giác như đang chơi mà vẫn học được rất nhiều.

- Mình thích cách ra đề này. Câu hỏi không chỉ là lý thuyết suông mà còn gắn liền với thực tế, rất dễ hiểu và thú vị. Có vẻ như các thầy cô đang muốn chúng mình học theo cách sáng tạo hơn, không chỉ học vẹt.

- Câu 3 trong bài 1 về pha màu và xác suất thật sự khiến mình bất ngờ. Chưa bao giờ nghĩ sẽ thấy những kiến thức này trong một bài Toán.

- Đề thi năm nay cực kỳ sáng tạo, không chỉ có mỗi số học mà còn liên quan đến những vấn đề xã hội như giải tỏa mặt bằng. Cảm giác như mình đang làm bài thi và giải quyết một vấn đề thực tế luôn.

- Đúng là đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn kích thích tư duy sáng tạo. Mình thích cách tổ ra đề lồng ghép các môn học khác nhau như vậy, học xong cảm giác mở rộng được nhiều thứ.

Chắc chắn rằng, với cách ra đề sáng tạo và mới mẻ như thế này, tổ ra đề đã "đánh đúng tâm lý" của học sinh. Việc kết hợp các kiến thức đa dạng, từ Vật lý đến thực tiễn cuộc sống, khiến cho bài thi không chỉ đơn thuần là một thử thách mà còn là một trải nghiệm thú vị. Học sinh sẽ cảm thấy thích thú hơn rất nhiều khi được "vừa học, vừa chơi", vừa giải quyết vấn đề, vừa phát huy sự sáng tạo.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày