"Dán mắt" vào điện thoại gây hại cho 2 cậu bé 10 và 15 tuổi đến mức này: Lời cảnh tỉnh cho cả người lớn

N.Thuý, Theo Helino 23:53 19/10/2018

Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện và cũng đã có bằng chứng cho thấy sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử thực sự không phải là điều tốt cho trẻ em.

Trong thời đại 4.0, điện thoại hay bất kì thiết bị điện tử thông minh nào cũng không còn xa lạ, ngay cả đối với trẻ con. Và vì nhiều lý do, không ít bậc cha mẹ sẵn sàng để cho con cái của mình được sử dụng điện thoại thông minh hay các thiết bị điện tử khác.

Dán mắt vào điện thoại gây hại cho 2 cậu bé 10 và 15 tuổi đến mức này: Lời cảnh tỉnh cho cả người lớn - Ảnh 1.

Xem điện thoại nhiều, cậu bé 15 tuổi có đôi mắt như của người 50 tuổi

Trường hợp năm 2015 của một cậu bé 15 tuổi ở Đài Loan bị ảnh hưởng đến mắt do dùng điện thoại quá nhiều là một ví dụ điển hình về tác hại của thiết bị điện tử đối với sức khỏe.

Theo TWGreat Daily, cha mẹ đã cho cậu bé tiếp xúc với anh ta với các thiết bị điện kể từ khi 5 tuổi. Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến năm 2015, cậu bé bắt đầu cảm thấy đau trong mắt và đau đầu. Cơn đau trở nên tồi tệ đến mức khi bị đau đầu, cậu bé thường lăn lộn dưới đất. Sợ rằng có điều gì đó nguy hiểm với con, cha mẹ đã cho cậu bé đi kiểm tra về thần kinh học nhưng cũng không tìm thấy bất cứ điều gì bất thường.

Dán mắt vào điện thoại gây hại cho 2 cậu bé 10 và 15 tuổi đến mức này: Lời cảnh tỉnh cho cả người lớn - Ảnh 2.

Nguồn: iStock

Khi thấy con nói rằng 2 mắt mình rất đau thì cha mẹ đã cho cậu đi kiểm tra mắt. Ngay cả bác sĩ cũng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng các cơ mi mắt của cậu bé ở tuổi thiếu niên rất yếu. Sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ nói rằng đôi mắt của cậu bé đang xấu đi và tình trạng hiện tại tương tự như mắt của một người ở độ tuổi 50.

Cậu bé cũng được chẩn đoán bị lão thị, điều này hiếm khi xảy ra ở tuổi thiếu niên vì cơ mắt của họ thường có khả năng co giãn khá tốt. Bác sĩ giải thích rằng dựa trên kiểm tra của mình, các cơ mi của cậu bé đã gần như mất đi chức năng điều hòa. Sau khi hỏi han thì bác sĩ biết được rằng cậu bé đã sử dụng các thiết bị điện tử và chơi trò chơi điện tử trong suốt 10 năm qua, thậm chí còn chơi hơn 10 giờ mỗi ngày.

Dán mắt vào điện thoại gây hại cho 2 cậu bé 10 và 15 tuổi đến mức này: Lời cảnh tỉnh cho cả người lớn - Ảnh 3.

Nguồn: Miui

Điều này dẫn đến sự suy giảm sức khỏe của mắt của cậu bé và bác sĩ nói rằng đôi mắt của cậu đã bị lạm dụng quá mức khiến cho não bị tổn thương. Bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ nên kiểm soát con mình, tránh cho chúng sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác quá nhiều vì việc này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng.

Cậu bé 10 tuổi gặp vấn đề về ruột sau khi chơi game hơn 8 giờ

Cách đây không lâu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại nghiện trò chơi như một căn bệnh thực sự và gần đây. Và đây là một quyết định đúng đắn, nhất là sau khi có thông tin về một cậu bé ở London bị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì chơi trò chơi điện tử quá nhiều. Phát biểu tại Hiệp hội quốc gia về Phòng chống bạo lực đối với trẻ em (National Society for the Prevention of Cruelty to Children) tiến sĩ Jo Begent, một chuyên gia tư vấn nhi khoa, đã nói rằng bà đã gặp một bệnh nhân và nghĩ rằng cậu ta có khối u nhưng nguyên nhân thì thật bất ngờ.

Dán mắt vào điện thoại gây hại cho 2 cậu bé 10 và 15 tuổi đến mức này: Lời cảnh tỉnh cho cả người lớn - Ảnh 4.

Nguồn: Pinterest

Theo Daily Mail, tiến sĩ Jo cho biết cậu bé mới 10 tuổi và đã vào bệnh viện University College London trong tình trạng không được khỏe. "Tôi đang làm tại phòng khám nhi khoa thì cậu bé bước vào, đi khập khiễng và trông thực sự mệt mỏi. Cậu bé có một khối u như sắp rơi ra khỏi xươnng chậu và tôi hoảng hốt tự hỏi liệu cậu bé có bị ung thư hay không", cô nói. Sau khi kiểm tra thì cô biết được rằng cậu bé bị táo bón đến nỗi có một phần ruột bị giãn ra. Hóa ra, vì không muốn ngừng chơi game nên cậu bé thường lờ đi những cảm giác muốn đi vệ sinh.

"Thành bàng quang của cậu bé rất dày. Khi tôi kiểm tra chi tiết hơn thì thấy cậu bé này chơi game quá nhiều đến mức bàng quang và ruột bị biến dạng bởi vì nó thường xuyên "nhịn" đi vệ sinh. Cậu bé thường chơi các trò World of Warcraft, Call of Duty và FIFA trong 8 giờ liền", tiến sĩ Begent nói. Cô cũng cảnh báo thêm rằng, trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều trẻ em nghiện chơi gảm do có các thiết bị điện tử thông minh. Điều này rất có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, thậm chí các vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn cũng đang phát sinh.

Dán mắt vào điện thoại gây hại cho 2 cậu bé 10 và 15 tuổi đến mức này: Lời cảnh tỉnh cho cả người lớn - Ảnh 5.

Nguồn: The Sun

"Các vấn đề về giấc ngủ và béo phì là những điều chúng ta nhận thấy đầu tiên nhưng vẫn còn những vấn đề sức khỏe thể chất sâu xa hơn. Một số trẻ em thậm chí còn có nguy cơ bị thay đổi kích thích tố vì chúng không ngủ đủ", tiến sĩ Begent giải thích. Rất may, cậu bé 10 tuổi kia đã được phẫu thuật và được điều trị nhưng cần hơn 2 năm cậu mới "cai nghiện" sở thích chơi điện tử thành công. Giờ đây, cậu bé đã ổn định hơn và chơi trò chơi một cách có kiểm soát.

7 ảnh hưởng đáng sợ của thiết bị điện tử thông minh đang "giết" bạn từ từ

Khi biết những ảnh hưởng đáng sợ dưới đây, chắc chắn bạn sẽ không muốn "ôm" chiếc điện thoại di động hay các thiết bị điện tử khác trong hàng giờ đồng hồ.

1. Gây áp lực lên đôi mắt

Không giống như khi đọc một cuốn sách, việc tập trung vào màn hình điện tử sẽ gây áp lực lớn lên đôi mắt bởi vì mặt chữ không rõ nét, có ít sự tương phản giữa các chữ cái và phông nền. Do vậy, bạn có thể sẽ bị khô mắt, mờ mắt, mỏi mắt và đau đầu.

Lời khuyên cho bạn chính là cứ sau 20 phút nhìn chăm chú vào màn hình thì hãy dành cho mắt một khoảng thời gian "nghỉ giải lao" – theo Tổ chức American Optometric Association.

Dán mắt vào điện thoại gây hại cho 2 cậu bé 10 và 15 tuổi đến mức này: Lời cảnh tỉnh cho cả người lớn - Ảnh 6.

2. Dễ bị trầm cảm

Có một mối liên kết giữa việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên và bệnh trầm cảm. Và điện thoại là yếu tố hàng đầu dẫn đến điều đó. Việc bị "tấn công" dồn dập bởi những hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc của mọi người đã dẫn đến cảm giác tự ti cùng với những phán đoán thiếu chính xác.

3. Làm suy giảm trí nhớ

Với một chiếc điện thoại thông minh trong tay, bạn sẽ không có lý do gì để ghi nhớ những điều mà bạn biết bạn có thể dễ dàng tìm kiếm như số điện thoại chẳng hạn. Và khi bạn ngừng việc ghi nhớ các sự kiện và con số, bộ nhớ của bạn sẽ bị "mai một" dần.

4. Khiến bạn tăng cân

Điện thoại làm bạn mất tập trung – đặc biệt là trong bữa ăn. Việc lướt các trạng mạng xã hội một cách vô thức khi đang ăn sẽ khiến bạn không để ý đến tín hiệu ngừng ăn mà cơ thể đang cố gắng gửi đến bạn. Tất nhiên điều này sẽ góp phần vào việc ăn nhiều, gây tăng cân trong một thời gian dài.

Dán mắt vào điện thoại gây hại cho 2 cậu bé 10 và 15 tuổi đến mức này: Lời cảnh tỉnh cho cả người lớn - Ảnh 7.

5. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Ánh sáng xanh nhân tạo sẽ ngăn cản việc cơ thể sản sinh ra các hormone thúc đẩy giấc ngủ, và do vậy bạn luôn cảm thấy khó khăn để đi vào giấc ngủ sau đó. Tất nhiên, tiếng điện thoại rung, tiếng bíp cũng có thể đánh thức bạn dậy bất cứ lúc nào!

6. Gây đau cổ và lưng

Nhiều bạn có thói quen cúi gầm người xuống để có thể nhìn điện thoại rõ hơn trong hàng giờ liền. Thói quen này sẽ gây nên những cơn đau ở phía sau cổ và lưng – theo Bác sĩ Kenneth Hansraj, Trưởng khoa phẫu thuật cột sống tại Phòng phẫu thuật và phục hồi chức năng New York, Manhattan, Mỹ.

Thay vào đó, ngồi thẳng lưng, hạ thấp đôi mắt và nâng cánh tay lên để đưa điện thoại vào tầm nhìn thoải mái nhất.

Dán mắt vào điện thoại gây hại cho 2 cậu bé 10 và 15 tuổi đến mức này: Lời cảnh tỉnh cho cả người lớn - Ảnh 8.

7. Ảnh hưởng đến cột sống

Một nghiên cứu của Neuro and Spine Surgery vào năm 2014 đã cho thấy việc ngả đầu về phía trước để lướt điện thoại với độ nghiêng vào khoảng 60o sẽ gây một áp lực lớn hơn lên cột sống của bạn. Theo thời gian, các đĩa đẹm cột sống sẽ bị tổn hại, từ đó gây ra những cơn đau mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hằng ngày.

Nguồn: WOB/TTT