Con gái lông rậm nên cẩn thận với một số căn bệnh rất dễ mắc phải

Gà, Theo Helino 22:24 12/07/2019

Từ sự ảnh hưởng của nội tiết tố mà con gái sẽ có nguy cơ gặp phải hiện tượng lông mọc nhiều hơn ở mặt, cằm, ngực và thậm chí là cả vùng chân tay.

Với những cô nàng sở hữu một làn da nhiều lông hơn bình thường thì hay cảm thấy rất tự ti, mặc cảm và ngại mặc đồ hở nhiều tay chân. Bên cạnh đó, một số cô nàng chưa tìm hiểu kỹ về làn da của mình nên đã tìm tới những biện pháp triệt lông không an toàn, từ đó dẫn đến những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các cô gái lông rậm nên tìm hiểu kỹ hơn về làn da của mình để làm giảm tình trạng này một cách đúng đắn nhất.

Nguyên nhân từ đâu dẫn đến rậm lông?

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, tình trạng lông rậm thường có liên quan đến yếu tố di truyền và do hormone nội tiết nam (androgen) trong cơ thể quá nhiều. Vùng lông tay chân hoặc lông mày quá nhiều cũng có thể là do ảnh hưởng từ yếu tố gen di truyền nên không cần quá lo ngại.

Đa phần, chứng rậm lông thường mọc nhiều ở mặt, cằm, ngực, quầng vú và đôi khi còn xuất hiện nhiều ở cả tay chân. Ngoài những nguyên nhân trên, có một số trường hợp lông rậm khác là do tăng prolactin trong máu, dùng thuốc nội tiết kéo dài như liệu pháp androgen, sử dụng thuốc corticoid, thuốc tránh thai...

Con gái lông rậm nên cẩn thận với những căn bệnh rất dễ mắc phải này - Ảnh 1.

Những căn bệnh mà bạn có thể gặp phải khi mắc chứng rậm lông

Hội chứng buồng trứng đa nang

Tình trạng lông mọc nhiều bất thường có thể gặp phải ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang. U buồng trứng, u tuyến tùng, tăng sản nang buồng trứng... đều có thể gây rối loạn quá trình điều tiết hormone nam, rối loạn chức năng tuyến thượng thận và dẫn đến các bệnh như Cushing, u tuyến thượng thận, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, u tuyến yên và vùng dưới đồi.

Con gái lông rậm nên cẩn thận với những căn bệnh rất dễ mắc phải này - Ảnh 2.

Rối loạn nội tiết

Những cô gái có lông dài, đen và cứng ở các bộ phận bất thường mà chỉ nam giới mới xuất hiện như mép, cằm, giữa ngực, đùi, quanh vú... có thể liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết. Bên cạnh đó, hormone androgen được tiết ra quá nhiều cũng có thể tạo nên hiện tượng rậm lông, nổi mụn trứng cá, béo phì, rối loạn kinh nguyệt...

U tuyến yên

Những người bị u tuyến yên và tăng sản tế bào ung thư máu cũng có phần lông mọc nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, những người bị suy giảm chức năng tuyến giáp, tăng insulin đường huyết, uống thuốc hormone cũng đều có thể gặp phải tình trạng lông rậm rạp.

Con gái lông rậm nên cẩn thận với những căn bệnh rất dễ mắc phải này - Ảnh 3.

Một vài biện pháp đối phó với tình trạng rậm lông

Các chuyên gia khuyên phái nữ rậm lông nên duy trì một thói quen sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu chất béo và dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, đồ uống có ga... Thay vào đó, bạn nên chuyển sang ăn những loại thực phẩm lành mạnh hơn và tăng cường việc vận động.

Với những trường hợp lông rậm được xác định là vấn đề bệnh lý thì phải chữa trị dứt điểm các bệnh nội tiết trước. Đặc biệt, hãy dành thời gian đi khám nội tiết và sức khỏe thường xuyên để kịp thời điều trị bệnh từ sớm. Tuyệt đối không tự ý chữa hoặc dùng thuốc nội tiết khi chưa có chỉ định. Khi bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh thì mới chữa trị được theo từng nguyên nhân cụ thể.

Con gái lông rậm nên cẩn thận với những căn bệnh rất dễ mắc phải này - Ảnh 4.

Source (Nguồn): Mayoclinic, Ncbi