Tiểu Hạnh (tên họ nhân vật đã được thay đổi) năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên một trường cao đẳng về nghệ thuật tại Đài Loan, Trung Quốc. Có vẻ ngoài xinh xắn lại nhiều tài lẻ, cô được rất nhiều người theo đuổi nhưng vẫn chưa ưng ý ai. Vì vậy, khi bất ngờ phát hiện mình mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, cô gái trẻ bật khóc ngay tại bệnh viện: “Tôi còn chưa từng có bạn trai, chưa quan hệ tình dục thì làm sao mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung được. Chắc chắn bác sĩ đã chẩn đoán nhầm”.
Theo lời kể của Tiểu Hạnh, vốn từ thủa dậy thì kinh nguyệt của cô đã không đều đặn. Dù giữ vệ sinh rất kỹ nhưng vùng kín của cô thỉnh thoảng lại cảm thấy ngứa ngáy, hơi mẩn đỏ. Mẹ Tiểu Hạnh từng đưa con đi khám nhưng kết quả chỉ là do quần áo bó sát, làn da nhạy cảm chứ không có vấn đề gì. Kể từ đó, Tiểu Hạnh càng chú trọng hơn trong vệ sinh vùng kín hàng ngày.
Nửa năm trở lại đây, chu kỳ kinh nguyệt của Tiểu Hạnh càng trở nên hỗn loạn, âm đạo ra nhiều huyết trắng, thậm chí còn không có kinh trong 2 tháng liền. Khoảng 1 tuần trước, sau khi từ quê nhà trở lại ký túc xá để tiếp tục học tập, Tiểu Hạnh liên tục cảm thấy đau vùng bụng dưới. Lúc đầu, cô đơn giản cho rằng sắp tới ngày hành kinh nên đau bụng, nhưng khi tính lại phát hiện ra tháng này mình đã trải qua kỳ kinh rồi thì bắt đầu lo lắng.
Chỉ nghĩ là bị đau bụng kinh, Tiểu Hạnh không ngờ mình mắc ung thư cổ tử cung ở tuổi 20 (Ảnh minh họa)
Bạn cùng phòng thấy Tiểu Hạnh như vậy liền khuyên cô đi thăm khám, nhưng Tiểu Hạnh “sợ” khám phụ khoa nên cứ đắn đo, muốn chờ về quê đi cùng mẹ. Không ngờ, buổi tối hôm đó, cơn đau bụng của cô trở nên dữ dội, xuất huyết vùng kín màu đỏ thẫm có lẫn cục máu đông. Cơn đau lan ra cả xương chậu và vùng lưng dưới, kèm theo sốt về đêm khiến Tiểu Hạnh không thể chịu nổi. Cuối cùng, hai người bạn cùng phòng phải gọi xe taxi đưa cô đi cấp cứu ngay trong đêm.
Ngay cả khi nằm trên giường bệnh, Tiểu Hạnh cũng chỉ cho rằng mình bị đau bụng kinh hoặc đau dạ dày, chưa từng nghĩ kết quả chẩn đoán xuất hiện 5 chữ “ung thư cổ tử cung”. Cô gái trẻ bật khóc nức nở, liên tục yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại.
Bố mẹ của Tiểu Hạnh sau khi nghe tin liền vội vã lái xe lên thành phố ngay trong đêm. Người mẹ kể lại, Tiểu Hạnh vốn là cô gái có tính sạch sẽ, biết tự chăm sóc bản thân từ thủa nhỏ. Chỉ có điều, bà không thể ngờ rằng chính tính sạch sẽ quá mức của cô lại là nguồn cơn gây ra căn bệnh.
Điều tra bệnh sử cho thấy, Tiểu Hạnh là một người “cuồng” giấy vệ sinh. Các bạn cùng phòng cho biết cô mua rất nhiều loại giấy vệ sinh khác nhau. Từ lau tay, lau mặt, lau miệng, làm bất cứ việc gì cô cũng dùng rất nhiều giấy vệ sinh, nhất là các loại giấy có mùi thơm.
Bản thân Tiểu Hạnh thì chia sẻ, vốn biết vùng kín của mình nhạy cảm, dễ ngứa ngáy nên cô rất chú trọng việc chăm sóc. Sau mỗi lần đi vệ sinh, dù nặng hay nhẹ cô đều dùng giấy lau rất kỹ. Thậm chí, ngay cả khi chưa buồn vệ sinh, thỉnh thoảng trong ngày cô cũng sẽ dùng giấy thơm để thấm vùng kín cho khô ráo. Điểm đặc biệt là cô ưu tiên các loại giấy có tính năng kháng khuẩn cao, hoặc phải là loại có hương thơm như nước hoa. Cô cho rằng như vậy vừa sạch sẽ lại giữ cho vùng kín của mình thơm tho, tự tin hơn.
Dùng giấy vệ sinh sai cách có thể gây hại cho vùng kín, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh phụ khoa (Ảnh minh họa)
Bác sĩ điều trị của Tiểu Hạnh cho biết, thói quen lạm dụng giấy vệ sinh khi lau chùi vùng kín giống như cô thực tế rất phổ biến với chị em trẻ tuổi. Những tưởng là sạch sẽ nhưng thói quen này lại gây hại cho vùng kín, nhất là nếu kéo dài hoặc dùng giấy không đảm bảo, giấy vệ sinh có nhiều hóa chất.
Đơn giản như việc lau chùi quá nhiều, quá mạnh sau khi đi vệ sinh khiến vùng kín mỏng manh của nữ giới dễ tổn thương, viêm nhiễm. Vụn giấy vệ sinh cũng rất dễ dính lại hoặc xâm nhập gây viêm nhiễm. Bản thân việc dùng lực mạnh chà sát cũng làm mất cân bằng pH môi trường âm đạo. Cộng thêm nhiều loại giấy vệ sinh trên thị trường được tái chế, không đảm bảo chất lượng, có thuốc nhuộm màu hay hóa/dược liệu để tạo mùi, Bisphenol A (BPA)… gây hại cho vùng kín, rối loạn nội tiết tố. Tất cả những điều này tích tụ lâu ngày đều có thể gây ra các bệnh phụ khoa, tăng nguy cơ nhiễm HPV hay ung thư cổ tử cung.
May mắn là trường hợp ung thư cổ tử cung của Tiểu Hạnh mới ở giai đoạn đầu. Cô còn trẻ, sức khỏe tốt, không có bệnh nền và tích cực hợp tác trong điều trị nên tiên lượng tốt, không đe dọa tới tính mạng. Ca phẫu thuật của cô cũng được tiến hành thành công tốt đẹp với mục tiêu bảo tồn tử cung tối đa để không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tiểu Hạnh cũng tự chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội Trung Quốc với mong muốn cảnh tỉnh các chị em đang mắc sai lầm khi dùng giấy vệ sinh giống như mình, nhắc nhở phụ nữ quan tâm hơn tới sức khỏe sinh sản.
Nguồn và ảnh: ETtoday, Woman.tvbs, HK01