Trong ấn tượng của nhiều người, túi độn ngực là những vật "mong manh", "dễ vỡ". Nhiều người làm ngực xong vẫn lo sợ và không dám thực hiện các hoạt động mạnh, lo rằng túi ngực sẽ vỡ và gây hại cho sức khoẻ. Trong quá khứ, không phải không có trường hợp túi ngực bị vỡ và những vật chất bên trong di cư đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, đối mặt với những rủi ro này mà nhiều chị em vẫn đi làm ngực là vì sao? Đó là vì tất thảy những nguy hiểm này đều có thể phòng tránh hoàn toàn nếu bạn biết cách.
Trong thực tế, không có chất liệu nào có thể đảm bảo hoàn toàn không bị vỡ, rách nếu gặp phải tác động mạnh hoặc va chạm. Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Đăng Khoa (Giảng viên trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch), các trường hợp túi ngực bị rách, vỡ và rò rỉ thường xảy ra ở những loại túi ngực thế hệ cũ.
Vỡ túi ngực có thể xảy ra do va chạm quá mạnh.
Túi độn ngực thế hệ cũ được làm từ nước muối sinh lý hoặc silicone lỏng. TS.BS. cho biết rằng: "trong trường hợp van túi bị lỏng, nước muối sinh lý bên trong có thể bị rò rỉ và tràn ra ngoài". Tuy nhiên, nước muối sinh lý sẽ không gây hại cho cơ thể nên trường hợp túi nước muối bị vỡ, bị rò rỉ thì hệ quả lớn nhất chỉ là túi ngực bị xẹp và cần phải lấy nó ra.
Tuy nhiên, TS.BS. Trần Đăng Khoa cũng cho hay rằng silicone lỏng hiện tại đã bị cấm hoàn toàn. Bởi không như nước muối sinh lý, silicone lỏng có thể bị chảy tràn ra và ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó, bạn nên nhớ rằng nếu nơi bạn định làm ngực sử dụng chất liệu silicone lỏng không có nhãn hiệu đáng tin cậy thì nơi đó đang làm trái phép.
Các túi ngực hiện tại có dạng dẻo và rắn nên không sợ chảy ra và di cư khắp cơ thể.
TS.BS. nói rằng các loại túi ngực thế hệ mới hiện tại đều có tính chất rắn và dẻo, kết hợp thành một khối chứ không thể chảy đi đâu. Vậy nên nếu túi ngực có bị rách thì những phần bên trong vẫn sẽ nằm yên một chỗ như một khối chứ không có hiện tượng chảy hay di cư sang các bộ phận khác.
Về vấn đề này, TS.BS. Trần Đăng Khoa giải đáp rằng: "Rất là khó để biết túi ngực có bị rách hay không, nên người ta khuyến cáo rằng những ai làm ngực nên đi chụp MRI (cộng hưởng từ) 2 năm 1 lần".
Trong nhiều trường hợp, túi ngực của bạn có thể bị rách, bị vỡ rồi nhưng dấu hiệu quá nhỏ để nhận ra, hoặc túi ngực bị chèn, bị gấp nếp, biến dạng… Việc chụp MRI cũng giúp chuẩn đoán vấn đề bao xơ túi ngực.
Như đã nói, không có loại chất liệu túi ngực nào có thể chịu được lực tác động quá mức lớn như va đập mạnh nên bạn hãy cẩn thận để tránh gặp phải các tai nạn, xô xát… mặt khác, thời gian sau khi vừa nâng ngực, hãy cố gắng hạn chế hoạt động và chăm sóc sức khoẻ theo chỉ thị của bác sĩ để mau lành.
Ngoài ra, trước khi làm ngực, bạn cũng nên quan tâm kỹ càng đến chất liệu túi độn ngực. Các túi nước muối sinh lý có thể không làm hại đến bạn nhưng cũng sẽ dễ vỡ hơn, các túi silicone lỏng thì bị cấm và không nên được sử dụng ở bất kì đâu. Hãy chắc rằng mình làm ngực ở nơi uy tín với chất liệu ngực hợp pháp, bền và tốt cho sức khoẻ.
TS. BS. Trần Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ Khoa Thảo.
TS. BS. Trần Đăng Khoa tốt nghhiệp bác sĩ y khoa tại ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 1999, từng là BSCK1 Tai Mũi Họng tại ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh (2008), định hướng chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại trường ĐH Y Hà Nội (2009) và TS Y khoa tại Học viện Quân y (2014).
Hiện tại, TS. BS. đang làm Giám đốc tại trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ Khoa Thảo (74 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1).